Đức Linh tích cực thực hiện chuyển đổi số

 

anh tin bai

Đồng chí Nguyễn Xuân Tú - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin

Phát biểu tại Lớp tập huấn phổ biến nâng cao kỹ năng số

và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn

trên địa bàn huyện Đức Linh. 

                                                                                  

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/10/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Huyện Đức Linh tích cực đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng số và dữ liệu số

Công tác phát triển hạ tầng số được quan tâm thực hiện. Mạng LAN nội bộ kết nối đến các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện, cũng như mạng LAN nội bộ ở các xã, thị trấn; trang thiết bị công nghệ thông tin trong cơ quan, đơn vị, địa phương như: máy in, máy scan, máy photocoppy… đảm bảo yêu cầu công việc.

Huyện phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin - VNPT Bình Thuận  phát triển dữ liệu số, thu thập thông tin, dữ liệu xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quy hoạch tỉnh Bình Thuận; phối hợp các đơn vị viễn thông lấy số liệu về quy hoạch, doanh nghiệp, hợp tác xã,… để tích hợp đưa vào cơ sở dữ liệu.

anh tin bai

Đoàn viên thanh niên xã Đông Hà

hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10).

Huyện Đức Linh thực hiện toàn diện, đồng bộ mô hình hướng dẫn người dân gửi hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hiện nay trên địa bàn huyện đang thực hiện 335 thủ tục hành chính công đạt mức độ 3 trở lên. Thực tế cho thấy, việc sử dụng hình thức nộp hồ sơ thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Đồng thời, giảm áp lực giấy tờ, công việc cho cơ quan quản lý nhà nước, tăng tính minh bạch trong giải quyết TTHC.

Hiện nay chuyển đổi số trên địa bàn huyện Đức Linh đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với lĩnh vực giáo dục, 100% các trường phổ thông sử dụng hệ thống Vnedu; 95% trường trung học cơ sở (THCS) xây dựng hệ thống lưu trữ giáo án một cách khoa học, bảo mật; quản lý và sử dụng một số phần mềm về quản lý tài sản, thiết bị, phần mềm thư viện, phần mềm quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; phần mềm soạn giảng giáo án cho giáo viên tiểu học và THCS; khuyến khích phụ huynh thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

Trên lĩnh vực y tế đang ứng dụng phần mềm VNPT-HIS vào khám chữa bệnh. Sử dụng dữ liệu dân cư trong việc khám bệnh, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế, quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử bằng phần mềm HER. 100% cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Trung tâm Y tế huyện sử dụng phần mềm khám chữa bệnh VNPT-HIS và liên thông được dữ liệu với Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội cũng như của Bộ Y tế; trên 75% dân cư trên địa bàn huyện có mã hồ sơ sức khỏe điện tử.

Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, áp dụng phần mềm chuyên ngành: Misa Mimosa, Net 2022; Người có công Soft VS 1.1; VNPT-BTXH; Misposasoft.Molisa cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phần mềm quản lý trẻ em của quốc gia.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn cho nông dân quảng bá và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmart; trang http://sanphamdiaphuong.com.vn/ Sàn thương mại tỉnh Bình Thuận đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm giới thiệu “Đặc sản địa phương tỉnh Bình Thuận”.

Để chuyển đổi số thành công, thiết nghĩ trước hết cần chuyển đổi nhận thức, tư duy về cách sống, trong đó con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và là động lực phát triển chuyển đổi số. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tích cực phổ cập kỹ năng số để có thể thực hiện chuyển đổi từ môi trường truyền thống lên môi trường số hiệu quả.

Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, huyện Đức Linh phấn đấu đến năm 2025, có 70% dân số được tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực về chuyển đi số (Năm 2023 trên địa bàn huyện tổ chức 14 lớp có khoảng 2.500 người tham gia). Đây là nhiệm vụ, là nền tảng quan trọng hàng đầu; đồng thời cũng là sứ mệnh, mục tiêu cần được thực hiện trong tiến trình chuyển đổi số, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp trên địa bàn huyện; góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.

 

Lệ Uyên

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang