Đức Linh nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển nông nghiệp

 

anh tin bai

Thu hoạch ớt chỉ thiên xuất khẩu Hàn Quốc

Hợp tác xã Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Sen Núi (Đông Hà).

 

Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 24.498,5 ha/24.111 ha đạt 101,61% kế hoạch, bằng 106,45% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực năm 2023 là 136.570 tấn, đạt 102,68 % kế hoạch năm và bằng 101,24% so với cùng kỳ.  

Lập hồ sơ mã số vùng trồng xuất khẩu (chủ yếu thị trường Trung Quốc) cho 270,5 ha cây sầu riêng (Đa Kai 158 ha, Sùng Nhơn 52 ha, Đức Tài 34 ha, Mê Pu 26,5 ha) và 12,5 ha cây bưởi ở Đông Hà. Đã cấp chứng nhận VietGAP cho 99,23 ha lúa/83 hộ, cây mít 10,5 ha/10 hộ, cây sen 110 ha/35 hộ, cây rau ăn lá 3.000m2/9 hộ, con dê 590m2 chuồng/12 hộ, con bò 300m2 chuồng/1 hộ, cây sầu riêng 14 ha/14 hộ.

Năm 2023, ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, ngành nông nghiệp Đức Linh còn phải chịu tác động tiêu cực do thời tiết cực đoan và khó khăn trong xuất khẩu nông sản, như mủ cao su, hạt điều, hồ tiêu giá cả xuống ở mức thấp và có sự cạnh tranh khốc liệt. Mặt khác, ngành chăn nuôi chi phí đầu vào sản xuất lại tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường thiếu ổn định.

Trước những khó khăn trên, ngành nông nghiệp cùng các cấp, các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn tích cực vào cuộc để hỗ trợ nông dân duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất, triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực và đạt được kết quả tích cực.

Huyện có kế hoạch từng vụ sản xuất và xuống giống, chỉ đạo tưới đảm bảo theo lịch thời vụ. Công tác kiểm tra đồng được đặc biệt quan tâm, trong đó theo dõi bẩy đèn, các điểm theo dõi mật độ sâu, rầy nâu để dự báo về tình hình dịch bệnh và có hướng dẫn các giải pháp chăm sóc, phòng trừ cho nông dân kịp thời, mang lại hiệu quả.

Để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, ngành nông nghiệp đã cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lĩnh lực nông nghiệp và UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện mô hình liên kết sản xuất trên cây trồng, con nuôi chủ lực của địa phương như: cây lúa, cấy bắp, cây điều, cây rau, con heo, gia cầm… nhằm tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nông dân an tâm sản xuất tạo đầu ra tốt, hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tạo ra sự kết nối giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để bao tiêu đầu ra sản phẩm;  Kiểm soát chất lượng an toàn nông sản, nhằm tăng giá trị, tạo sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá nông sản, xúc tiến thương mại, mở thị trường tiêu thụ.

 Trong năm 2023 đã hợp tác với HTX Thành Thành Công, Công ty TNHH BAC A&E, HTX Công Thành Đức Linh, Công ty TNHH ADIMIX, Công ty TNHH SX và TM Đại Nhật Phát thực hiện trên 1.000 ha lúa chất lượng cao, phối hợp với tập đoàn UNILAND thực hiện thí điểm 20 ha lúa ở xã Đa Kai, sử dụng hữu cơ 100%, xuất khẩu sang thị trường Mỹ; liên kết với các tiểu thương bao tiêu 6.000 ha lúa thương phẩm tiêu thụ nội địa trong nước, giá trị liên kết 318,5 tỷ đồng. Hợp tác với Công  ty TNHH Thịnh Phát liên kết bao tiêu 50 ha bắp sinh khối trong vụ Hè thu, giá trị liên kết khoảng 2 tỷ đồng; liên kết các tiểu thương trong huyện bao tiêu 40 ha cây bắp nếp, giá trị liên kết 3 tỷ đồng. Liên kết bao tiêu 40 tấn rau ăn lá, giá trị liên kết 760 triệu đồng. Hợp tác với Công ty TNHH Hoàng Gia Tiến liên kết bao tiêu trên 1.000 tấn hạt điều tươi, giá trị liên kết 2,8 tỷ đồng. Trong chăn nuôi hình thành chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ, có 11 trang trại chăn nuôi heo ở xã Đông Hà, Trà Tân, Vũ Hoà thực hiện liên kết chăn nuôi, bình quân quy mô trên 15.000 con heo thịt/1 trang trại/năm, giá trị chuỗi liên kết 75 tỷ đồng/năm/1 trang trại. Có 13 trang trại chăn nuôi gà thực hiện liên kết, bình quân quy mô hơn 150.000 con/1 đợt/1 trang trại, giá trị chuỗi liên kết 60 tỷ đồng/năm/1 trang trại.

anh tin bai

Máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật. 

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình diễn đánh giá tính thích nghi các giống lúa mới 13 ha/23 hộ, các giống: VN121, OS20, ĐH815-6, HL555, Hàm Trâu, giống Lộc trời 2, Lộc trời 4, OM5451, ST25 nhằm chọn lọc giống tốt nhất cho năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị đưa vào sản xuất đại trà. Hướng dẫn thực hiện 5 ha mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP cho 5 hộ ở xã Mê Pu. Chuyển giao, hỗ trợ chế phẩm sinh học BaLaSa-N01 cho hộ chăn nuôi bò ở thôn 4 xã Trà Tân nhằm khử mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, giảm tỷ lệ mắc bệnh; đặc biệt là bệnh đường ruột, mắc bệnh đường hô hấp đối với vật nuôi.

Từng bước áp dụng cơ giới hoá hiện đại vào sản xuất, đưa 2 máy bay không người lái vào hoạt động phục vụ khâu bón phân, phun thuốc chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, thay thế công lao động của con người, bình quân 1 giờ thực hiện 5ha, tiết kiệm 15 công lao động, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

Năm 2023, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của đất nước nhưng với sự chung sức, chung lòng, vượt khó, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, nông dân trên địa bàn huyện Đức Linh, ngành nông nghiệp đã kiểm soát được các dịch bệnh trên cây trồng, con nuôi, dự báo kịp thời và khắc phục các rủi ro do thiên tai gây ra, vẫn duy trì sự tăng trưởng thu nhập trong nông nghiệp tăng; đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng thực hiện được mục tiêu đề ra, doanh thu trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 130 triệu đồng/ha/năm (năm 2022), năm 2023 tăng lên trên 145 triệu đồng/ha, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trương Quang Đến

 

 

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang