Doanh nghiệp FDI tìm hiểu cơ hội đầu tư
vào Cụm công nghiệp Nam Hà 2 (Đông Hà).
Phải tăng lên 31,02% trong cơ cấu kinh tế năm 2025, cho thấy
thương mại - dịch vụ đang được nhấn mạnh, ví như tạo “cần câu” để người dân tự
nâng thu nhập, góp phần đưa GDP bình quân đầu người ở huyện tăng lên khoảng 68
triệu đồng/năm.
Sau nhiều tháng mày mò tìm hiểu về sàn thương
mại điện tử, năm 2023không ít nông dân lẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh ở Đức
Linh đã đưa các sản phẩm địa phương lên các trang web như: Lazada, sendo,
postmart và sàn thương mại điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://sanphamdiaphuong.com.vn. Nào là hạt điều rang muối Hoàng Gia Tiến,
Gạo nếp Cô Duyên, Đông trùng hạ thảo. Nào là Nấm linh chi, Tinh dầu bạc hà, Chả
ốc bươu đen… Sự thay đổi trong giải quyết đầu ra nông sản này mang lại hiệu quả
cao, có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp ở địa phương.
Ở diễn
biến khác, cũng trong thời gian trên, nhiều lao động ở các xã trong huyện đã
rời công việc làm nông để làm quen với công việc trong nhà máy, khi Công ty
TNHH Giày Nam Hà Việt Nam tuyển thử việc hay nói chính xác là học việc cho quen
tại nhà máy tại Xuân Lộc (Đồng Nai) để hình thành đội ngũ cho nhà máy tại Cụm
công nghiệp Nam Hà (xã Đông Hà) chính thức đi vào hoạt động cuối năm nay. Đây
được xem như thêm lực lượng công nhân trên địa bàn huyện, đánh dấu bước ngoặt
tương tự thời điểm hơn 10 năm trước, khi Đức Linh từ một huyện thuần nông với
phát triển nông nghiệp là chính đã chuyển dịch sang thương mại - dịch vụ, nhất
là những khi mủ cao su có giá cao. Chính mặt hàng này đóng vai trò quyết định
cùng các nông sản khác trên địa bàn đi vào chế biến đã khiến các dịch vụ kinh
doanh thương mại liên quan nở rộ. Song song đó, công nghiệp - xây dựng cũng
phát triển, quyết định tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo đúng hướng Nghị quyết Đảng
bộ huyện đề ra.
Kết quả đến 2020, tỷ trọng ngành nông - lâm -
thủy sản giảm từ 85,2% còn 43,53%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 4,7% lên
27,28%; thương mại - dịch vụ tăng từ 10,1% lên 29,19%. Và kế hoạch đặt ra đến
năm 2025 là tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm còn khoảng 39,69%, công
nghiệp - xây dựng tăng lên 29,29%; thương mại - dịch vụ tăng lên 31,02%. Qua đó
cho thấy thương mại - dịch vụ đang được nhấn mạnh, ví như tạo “cần câu” để
người dân tự nâng thu nhập, góp phần đưa GDP bình quân đầu người ở huyện tăng
lên khoảng 68 triệu đồng/năm. Đó cũng là lý do Đức Linh có kế hoạch rà soát xác
định vị trí, diện tích và tọa độ khu đất để quy hoạch phát triển các công
trình, dự án hạ tầng thương mại trên địa bàn huyện. Cụ thể, quy hoạch 1 trung
tâm Logistics tổng hợp tại xã Đông Hà với quy mô 15ha; trung tâm thương mại,
siêu thị tại 4 xã: Đông Hà, Mê Pu, thị trấn Đức Tài và thị trấn Võ Xu với tổng
diện tích 4,5ha; cửa hàng tiện ích tại 3 xã: Mê Pu, Sùng Nhơn và Đa Kai với quy
mô diện tích 1ha; 1 vị trí chợ đầu mối nông sản kết hợp với trung tâm dịch vụ
ngành nông nghiệp tại xã Mê Pu với quy mô diện tích khoảng 13ha.
Báo cáo sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ Đại hội
lần thứ XII (2020 - 2025) Đảng bộ huyện Đức Linh có ghi nhận, 2 năm qua việc
thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ
nông nghiệp ở huyện chưa thu hút được nhà đầu tư nào. Có nhiều nguyên do nhưng
vướng nhất là quy hoạch.
Ông Huỳnh Văn Tỉnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ
tịch UBND huyện, cho biết, hiện nay Quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 tầm nhìn
2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có quy hoạch trung tâm thương mại
kết hợp nhà ở thương mại và khu dân cư tại khu trung tâm huyện với diện tích 11ha,
các xã thị trấn còn lại từ 1-2ha. Riêng 3 xã Đông Hà, Trà Tân và Tân Hà có quy
hoạch thương mại kết hợp nhà ở mật độ thấp dọc sông Là ngà để phục vụ du lịch
sinh thái.
Vì vậy, trong thời gian đến, Đức Linh sẽ tiếp
tục tạo ra những “làn sóng” chuyển đổi có lợi hơn cho phát triển.
Bích
Nghị