Góp ý Dự thảo báo cáo xã (Vũ Hòa, Nam Chính, Đức Hạnh) đủ điều kiện đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021
* Công văn số 4320 giao công bố xã đủ điều kiện đề nghị
xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021
4320.%20CV%20signed.signed.pdf
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN ĐỨC LINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-UBND Đức Linh, ngày tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao cho xã Đức Hạnh năm 2021
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày
10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về
Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/1/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hướng
dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ tài chính về quy định quản lý và
sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Chương trình hành động số 20 NQ/TU ngày 22/9/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bình Thuận (khoá XI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban
hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 3923/KH-UBND ngày 24/10/2017
của UBND tỉnh Bình Thuận về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức,
chung lòng xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày
07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định, điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 7 tháng 11
năm 2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân công sở, ngành phụ trách tiêu
chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày
26/07/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định tiêu chí, chỉ tiêu xã
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1140/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc hướng dẫn phương pháp thực hiện, cách đánh giá đạt tiêu chí 2
giao thông trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1161/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc trình tự, thủ tục hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt tiêu chí
số 02 giao thông trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018 – 2020;
Căn cứ Công
văn số 1188/SNN-KHTC ngày 25/4/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về hướng
dẫn thực hiện tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 90/CCTL ngày 17/4/2020 của Chi
cục Thủy lợi Bình Thuận về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chi tiêu xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Hướng dẫn số 1000/HD-SVHTTDL ngày 15/5/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao lĩnh vực văn
hóa giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Hướng
dẫn số 06/HD-STTTT ngày 28/3/2019 của Sở Thông tin và truyền thông
hướng dẫn thực hiện thẩm tra, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao về tiêu chí Thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công
văn số 3993/SXD-QHKT ngày 28/11/2018 của Sở Xây dựng về việc thực hiện
tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020
đối với tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư;
Căn cứ Công văn số 1949/SLĐTBXHKHTC ngày
09/10/2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tạm thời
một số tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 thuộc ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Công
văn số 800/SGD&ĐT-MN&TH ngày 18/4/2019 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công văn số 1431/SYT-NV ngày 27/4/2020 của Sở
Y tế về việc hướng dẫn hồ sơ thẩm định tiêu chí 15 về y tế và tiêu chí 17.8 y
tế quản lý đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Công
văn số 1930/STNMT-CCBVMT ngày 06/5/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực
phẩm đối với tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công
văn số 529/TTN-TH ngày 03/5/2019 của Trung tâm nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh về hướng dẫn thực hiện tiểu tiêu chí 17.1 nâng cao và 7.4
kiểu mẫu.
Căn cứ Công
văn số 539/SNV-XDCQ ngày 13/3/2019 của Sở Nội vụ về hướng dẫn thực
hiện tiêu chí số 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công văn số 564/UBND-KT
ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chỉ đạo triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 09/4/2021 của Huyện ủy Đức Linh về phấn đấu đến
năm 2025 đạt huyện nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 51/KHHĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện Đức Linh
về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
915/QĐ-UBND ngày 01/03/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc giao chỉ tiêu thực
hiện Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm
2020;
Căn cứ Quyết định số
5230/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc thành lập đoàn
thẩm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao năm 2021;
Xét đề nghị của UBND xã Đức
Hạnh tại Tờ trình số 162/TTr-UBND ngày 09/11/2021 về việc thẩm tra, đề nghị xét
công nhận xã Đức Hạnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021;
Căn cứ kết quả thẩm tra,
đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên
địa bàn xã Đức Hạnh, UBND huyện Đức Linh báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng
cao của xã Đức Hạnh năm 2021, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra từ tháng 11/2021.
1. Về hồ sơ:
Số lượng gồm có 02 bộ hồ
sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của xã Đức Hạnh,
mỗi bộ gồm có:
- Tờ trình số 162/TTr-UBND ngày 09/11/2021 của UBND
xã Đức Hạnh về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Đức Hạnh đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao năm 2021.
- Báo cáo số 121/BC-UBND
ngày 01/11/2021 của UBND xã Đức Hạnh về kết quả xây dựng nông
thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận (kèm theo biểu tổng hợp kết quả thực hiện 15
tiêu chí).
- Báo cáo số 124/BC-UBND
ngày 28/10/2021 của UBND xã Đức Hạnh về tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả
thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Đức Hạnh, huyện
Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Biên bản cuộc họp ngày 05/11/2021
của UBND xã Đức Hạnh về họp đề nghị xét, công nhận xã Đông Hà đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2021.
- Văn bản đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
của xã Đức Hạnh.
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đức Hạnh.
- Hình ảnh minh họa về
kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Đức Hạnh.
2. Về kết quả thực hiện
các tiêu chí nông thôn mới:
2.1. Tiêu chí số 02 về giao thông:
a) Yêu cầu:
- Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng
hóa đat chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bô Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiên quanh năm; cứng hóa mặt đường kêt cấu tối thiểu: láng nhựa, bê tông
xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội 85%.
- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; cứng hóa mặt đường
kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực hiên theo Đề án tiêp tục phát triển
giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyêt tại Quyết định 466/QĐ-UBND
ngày 19/02/2016.
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh
năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng, cấp phối đá dăm,
sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội.
b) Kết quả thực hiện:
- Đường trục thôn và đường liên thôn: Chiều
dài 12,739 km đã được cứng hóa mặt đường kết cấu: Nhựa hóa, bê tông hóa
là 11,715 km, đạt 91,96%.
- Đường ngõ, xóm: Chiều
dài 3,675 km không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%; trong đó, đã cứng hóa
mặt đường bằng kết cấu bê tông xi măng 3,537 km, đạt 96,24%.
- Đường giao thông nội
đồng: Chiều
dài 22,046 km đã được cứng hóa, xe cơ
giới đi lại thuận tiện; Cứng hóa mặt đường kết cấu: cấp phối đá dăm, sỏi đồi là
18,946 km, đạt 85,94%.
- Kinh phí đã thực hiện: 10.466 triệu đồng (Ngân sách TW 946
triệu đồng, ngân sách
tỉnh 3.000 triệu đồng, ngân sách huyện 1.000 triệu
đồng, Doanh nghiệp 500 triệu đồng, nhân dân 5.000 triệu
đồng).
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
2.2. Tiêu chí số 3 về thủy lợi:
a) Yêu cầu:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp
ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
b) Kết quả thực hiện:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được
tưới chủ động: 356/381 ha, tỷ lệ 93,44%.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
cấp nước chủ động: 2/2 ha, tỷ lệ 100%.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
tiêu, thoát nước chủ động là 2/2 ha, đạt 100%.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và
phi nông nghiệp được tiêu nước chủ động 4.014,97/4.178,99 ha, tỷ lệ 96,08%.
+ Theo Quyết
định 3151/QĐ-UBND, xã Đức Hạnh không thuộc xã được phân bổ kiên cố hóa kênh
mương nội đồng. Do đó, không đánh giá.
+ Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng
cạn chủ lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước 146,25/196
ha, tỷ lệ 74,62%.
+ Các công trình thủy lợi
trên địa bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực
hiện duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. Xã không có công
trình thủy lợi.
* Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT
tại chỗ:
-
Tổ chức bộ máy:
+ Có
Quyết định thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018
của Chính phủ, hàng năm được kiện toàn: Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày
19/7/2021 của UBND xã Đức Hạnh về kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn xã Đức Hạnh năm 2021.
+
Có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban
Chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương: Thông báo số 63/TB-UBND ngày 19/7/2021 của UBND xã Đức Hạnh về phân
công nhiệm vụ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn xã Đức Hạnh năm 2021.
-
Nguồn nhân lực:
+ Có 100%
cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng, chống thiên tai
được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ: Đã hoàn thành Đề án 1002 về nâng
cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn
2016-2020 do Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh triển khai.
+ Có Quyết định thành lập, củng cố và duy trì hoạt động
thường xuyên của
các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ
và
lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường
xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra: Quyết định
số 74/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND xã Đức Hạnh về việc thành lập
Đội xung kích phòng, chống thiên tai năm 2021; Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 07
tháng 5 năm 2021 của UBND xã Đức Hạnh quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Đội xung kích xã Đức Hạnh.
+ Có 70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên
chịu ảnh hưởng của
thiên tai được phổ biến kiến thức về Phòng, chống thiên tai: Đã hoàn
thành Đề án 1002 về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020 do Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh triển
khai.
-
Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu,
đáp ứng nhu cầu dân sinh:
TT
|
Nội dung yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Có kế
hoạch PCTT cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật PCTT, đáp ứng
yêu cầu về PCTT tại chỗ.
|
- Kế hoạch số: 48/KH-UBND ngày 07/05/2021
triển khai công tác PCTT&TKCN năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025;
- Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 07/5/2021
Ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên
tai năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn xã Đức Hạnh;
- Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 07/5/2021 về thông tin
tuyên truyền PCTT năm 2021;
- Có Phương
án di dời dân năm 2021 kèm theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của
UBND xã Đức Hạnh;
|
2
|
Có
phương án ứng phó với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên
địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình
hình đặc điểm thiên tai ở địa phương.
|
Có phương án ban hành kèm theo Quyết định số 73/QĐ-UBND
ngày 07/5/2021 của UBND xã Đức Hạnh phù hợp với quy định.
|
3
|
Ban
chỉ huy phòng, chống thiên tai
&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy
trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số
lượng của từng loại vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
cho hoạt động phòng, chống thiên tai
theo kế hoạch được duyệt
|
Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày
07/5/2021 của UBND xã về huy động lực lượng, vật tư, trang thiết bị và phương
tiện theo phương châm “4 tại chỗ” phục vụ công tác PCTT&TKCN năm 2021 và
các hợp đồng nguyên tắc kèm theo.
|
4
|
Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số
hộ gia đình, cá nhân trong vùng
thường xuyên bị thiên tai chủ động
chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
hoạt động phòng, chống thiên tai đáp
ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế
hoạch được duyệt và theo hướng dẫn
của Ban Chỉ đạo TW về Phòng, chống
thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm
cứu nạn
|
Đảm bảo dự trữ tại hộ gia đình và thực hiện kết hợp theo Kế hoạch số
50/KH-UBND ngày 07/5/2021 của UBND xã về huy động lực lượng, vật tư,
trang thiết bị và phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”.
|
5
|
Thực hiện thu và nộp quỹ PCTT hàng
năm theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP
ngày 17/10/2020 của Chính phủ và
Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày
24/4/2020 của UBND tỉnh về tổ chức và hoạt động của quỹ PCTT
|
Có Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện Đức Linh
về giao chỉ tiêu thu, nộp Quỹ PCTT năm 2021 và bảng photo Phiếu nộp tiền Quỹ
phòng chống thiên tai vào tài khoản Quỹ PCTT cấp tỉnh mở tại Kho bạc nhà nước
huyện Đức Linh năm 2021.
|
6
|
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cộng đồng về phòng,
chống thiên tai hàng năm
|
Thực hiện đảm bảo, thường xuyên qua nhiều hình thức. Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày
07/5/2021 về thông tin tuyên truyền PCTT năm 2021
|
- Về cơ sở hạ tầng thiết yếu:
TT
|
Nội dung yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Quy
hoạch cơ sở hạ tầng: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào
các Quy hoạch: sử dụng đất;
phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân
cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều
(nếu có); 100% cơ sở hạ tầng
được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên
tai đã được ban hành hoặc
được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.
|
Thực hiện đảm bảo theo
quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Đức Hạnh đã được UBND huyện Đức Linh phê
duyệt
|
2
|
Thông
tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung
cấp thông tin dự báo, cảnh
báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp
thời, đầy đủ; 100% những điểm
có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.
|
Đảm bảo thông tin kịp
thời khi có thiên tai; 100% các điểm có nguy cơ điều có biển cảnh bảo
|
3
|
Thực
thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai: Tất cả các vụ vi
phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát
hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra,
phát hiện và ngăn chặn kịp
|
Năm 2021 không xảy ra trường hợp vi phạm pháp luật về PCTT.
|
- Kinh phí thực hiện: 1.060 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 950 triệu đồng, Nhân dân
đóng góp 110 triệu đồng.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Nông nghiệp và
PTNT đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Nông nghiệp và
PTNT thẩm định theo Tờ trình số 236/TT-UBND ngày 24/11/2021.
2.3. Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã có nhà văn
hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao
của toàn xã. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao
tuổi theo quy định.
b) Kết quả thực hiện:
- Đối với Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã:
Xã Đức Hạnh có 1 nhà Văn hóa xã khang trang nằm trong khu
vực trung tâm của xã, được đầu tư xây
dựng vào năm 2013 với tổng diện tích 348,48 m2, 01 hội
trường sức chứa 200 chỗ ngồi, trong khuôn viên UBND xã có sân thể thao (đơn giản).
Có công trình phụ như: Khu vực vệ sinh, vườn hoa. Có đầy đủ hệ thống âm thanh,
điện thắp sáng, giá, khánh tiết, bàn ghế). Có sân bê tông khuôn viên cây xanh
và một sân khấu 70m2 trong trung tâm văn hóa để phục vụ các chương
trình lễ hội, văn nghệ của địa phương. Hàng tháng có tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ quần chúng và các hoạt động thể thao được tổ chức thường xuyên.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 02 sân
vận động mi ni với diện tích hơn 1.000 m2. Đây là nơi tổ chức các
hoạt động thể dục, thể thao cho thanh thiếu niên và toàn thể người dân trên địa
bàn.
- Đối với điểm vui chơi, giải trí và thể
thao cho trẻ em và người cao tuổi:
Xã có 04 nhà văn hóa của 04 thôn, có 01
trung tâm học tập cộng động, đồng thời là điểm vui chơi giải trí của trẻ em và
người cao tuổi. Ngoài ra trên địa bàn còn có các loại hình vui chơi, giải trí
theo mô hình xã hội hóa để cho nhân dân tham gia rèn luyện sức khỏe như Hồ bơi,
Sân bóng đá mi ni, sân cầu lông. Trên địa bàn xã có thành lập 03 Câu lạc bộ thu
hút hàng trăm thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn định kỳ hàng ngày, hàng
tuần. Ngoài việc hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ còn diễn ra các hoạt
động thể dục thể thao các Trung tâm, Sân vận động xã và nhà văn hóa thôn như:
Sân cầu lông, Bóng chuyền, Hồ bơi, Sân bóng mi ni, Trung tâm học tập công đồng
vào những ngày thứ 7, chủ nhật thu hút hàng trăm người tham gia.
- Kinh phí thực hiện: 520 triệu đồng (Ngân sách huyện 95 triệu đồng, Doanh nghiệp
75 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 350 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham tra, đánh
giá đạt và gửi hồ sơ trình Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thẩm định theo Công
văn số 177/VHTT ngày 05/11/2021.
2.4. Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông:
a) Yêu cầu: Xã có điểm
phục vụ bưu chính. Xã có dịch vụ viễn thông, internet. Xã có đài truyền thanh
và loa đến các thôn. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
điều hành.
b) Kết quả thực hiện:
- Điểm
phục vụ bưu chính: Trên địa bàn xã có Bưu điện Văn hóa được hoạt động trở lại
theo Quyết định số 04/QĐ-BĐBTN ngày 06/01/2014 của Bưu điện tỉnh Bình Thuận. Địa
điểm của Bưu điện đặt tại tổ 9, thôn 3, xã Đức Hạnh đảm bảo việc gửi, nhận thư,
gói, kiện hàng bưu phẩm. Thời gian mở cửa sáng: từ 7h – 11h30, chiều: từ 13h30
– 17h (thứ 7, chủ nhật: nghỉ).
- Dịch
vụ viễn thông internet: Có 4/4 thôn trong xã được phủ sóng dịch vụ điện thoại,
có hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập internet
ADSL, dịch vụ internet trên mạng viễn thông di động mặt đất. Trên địa bàn xã có
03 trụ tiếp phát sóng BTS của các nhà mạng Viettel, Mobifone, VNPT; Toàn xã có
04 điểm truy cập internet đang hoạt động tại thôn 04 thôn.
- Về
Đài truyền thanh, hệ thống loa: Đài truyền thanh của xã đã được đầu tư từ năm
2006 và đã được sửa chữa, nâng cấp năm 2010, 2015, 2019 và năm 2021. Đã nâng cấp
thay thế bằng các cụm loa tập trung đặt tại các thôn, toàn xã có 07 cụm, mỗi cụm
gồm 04 loa, hiện nay các cụm loa đều hoạt động tốt. Đài truyền thanh xã đã được
cấp giấy phép sử dụng tầng số và thiết bị vô tuyến điện, giấy phép số
211435/TTKD-GH2 ngày 15/9/2020 do Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực VII
thuộc Cục tầng số vô tuyến điện cấp. Thời lượng phát sóng của hệ thống Đài truyền
thanh xã bình quân 03 giờ/ngày (sáng: từ 5h00’ đến 6h30’ chiều: từ 17h00’ đến
18h30’).
- Về ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành: Tổng số máy Vi tính
của cơ quan là 24 máy, CBCC cơ quan là 20 CBCC, có 100% cán bộ công chức của xã
được trang bị máy tính, số máy tính được kết nối mạng LAN là 22/24 máy, có 02
máy không nối mạng gồm máy tính Ban chỉ huy quân sự xã và máy tính Công an xã
vì lý do bảo mật bí mật nhà nước.
+ Hệ thống quản lý
văn bản và điều hành của xã được cán bộ công chức và UBND xã khai thác sử dụng
có hiệu quả. Các văn bản đi và đến đều được truyền đi bằng hệ thống quản lý văn
bản, có trên 80% văn bản đến được cập nhật vào phần mềm; 80% văn bản do UBND xã
ban hành được ký số và trao đổi liên thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều
hành.
+ Hệ thống thư điện
tử công vụ (mail công vụ) được khai thác và sử dung có hiệu quả, có 100% CBCC được cấp hộp thư điện tử công vụ, trong đó có
22/22 người sử dụng hộp thư điện tử thường xuyên đạt bình quân gửi, nhận trên
0,25 lần/ngày (đạt 86,95%).
+ Hệ thống một cửa điện tử :100% thủ tục hành chính một cửa cấp xã được
cập nhật vào phần mềm một cửa điện tử ; trên 80% sẽ được cập nhật vào hệ thống
phần mềm một cửa điện tử .Tốc độ đường truyền internet của xã là 10 mbs xã có
04 công đường truyền internet (wi-fi) trang bị cho các bộ phận gồm: Đảng ủy, một
cửa, công an, Văn phòng Ủy ban xã. Bộ phận một cửa xã được trang bị phần mềm một
cửa và đang hoạt động rất tốt.
+ Trang thông tin điện tử của xã trên trang thông tin của huyện được cập
nhật kịp thời đầy đủ các thông tin giới thiệu về địa phương, thông tin cán bộ
lãnh đạo của xã và các tin tức, bài viết tin gửi về cổng thông tin điện tử huyện
Đức Linh kịp thời những thông tin của địa phương .
- Kinh phí đã thực
hiện: 150 triệu đồng (Ngân sách huyện 100
triệu đồng, ngân sách xã 50 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham tra, đánh
giá đạt và gửi hồ sơ trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định theo Công văn
số 176/VHTT ngày 05/11/2021.
2.5. Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư:
a) Yêu cầu: Nhà tạm, dột
nát không. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định 86%.
b) Kết quả thực hiện:
- Không còn nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt
tiêu chuẩn theo quy định 96,91% (2.382/2.458 nhà).
- Kinh phí đã thực hiện: 36.100 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 350 triệu đồng, Ngân sách
huyện 550 triệu đồng, Doanh nghiệp 200 triệu đồng, nhân dân đóng góp 35.000
triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng
Kinh tế và Hạ tầng đã thẩm tra, đánh giá
đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Xây dựng thẩm định tại Tờ trình số
207/UBND-KT ngày 05/11/2021.
2.6. Tiêu chí số 10 về thu nhập:
a) Yêu cầu: Thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn năm
2020 là 49 triệu đồng.
b) Kết quả thực hiện:
Thực hiện Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014
của Tổng cục thống kê và công văn số 87/CTK-NN ngày 17/5/2017 của Cục thống kê
Bình Thuận, về việc hướng dẫn phương pháp tính tiêu chí về thu nhập (tiêu chí
số 10). Qua khảo sát điều tra theo hệ thống biểu mẫu hướng dẫn của cơ quan
thống kê, tổng số người trên địa bàn tại thời điểm là 9.977 người, tổng thu
nhập trên địa bàn xã năm 2021 là 465.804 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu
người trên địa bàn xã năm 2021 là 52,31 triệu đồng/người/năm.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Đã được Cục Thống kê
tỉnh thẩm định và công nhận đạt tại Quyết định số 108/QĐ-CTK ngày 19/10/2021.
2.7. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định
đối với vùng (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội
theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) ≤
2,5%.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua kết
quả bình xét hộ nghèo năm 2021, xã Đức Hạnh có 23 hộ nghèo/90 khẩu, trong đó có
02 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của xã 0,86%; Hộ nghèo nông
thôn mới 21/86 khẩu, tỷ lệ 0,86%.
- Tổng kinh phí thực hiện: 1.400 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 200 triệu đồng, Ngân hàng
CSXH cho vay 1.100 triệu đồng, Doanh nghiệp hỗ trợ 100 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá đạt, trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình
số 119/TTr-UBND ngày 25/10/2021.
2.8. Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm:
a) Yêu cầu: Giải quyêt viêc làm cho lao đông nông thôn thông qua các mô hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tê nông thôn và tổ chức lại sản xuất.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua kết quả rà soát lao động đến nay toàn xã có 6.550
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Trong đó, số người trong độ
tuổi lao động có việc làm là 6.160 người, chiếm tỷ lệ 93,97 %.
- Số lao động nông
thôn được giải quyết việc làm thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tổ chức lại sản xuất đạt 100%.
- Kinh phí đã thực hiện: 1.950 triệu đồng (Ngân hàng CSXH cho vay 1.350 triệu đồng,
Doanh nghiệp đầu tư 600 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá đạt, trình sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình
số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.9. Tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất:
a) Yêu cầu: Xã có hợp tác
xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Xã có mô hình
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn vơi định hướng
phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương. Xã có thực hiện cơ giới hóa sản
xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực.
b) Kết quả thực hiện:
- Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Trên địa bàn xã Đức Hạnh có
Hợp tác xã nông nghiệp Đức Hạnh.
+ Hợp
tác xã được thành lập và đăng ký lần đầu vào ngày 08/9/2017 gồm 07 thành viên,
tổng vốn điều lệ 700 triệu đồng, với ngành nghề kinh doanh: mua bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; mua bán hạt
tiêu; mua bán cây tiêu giống.
Ngày 28/10/2020 đăng ký thay đổi lần thứ 1, gồm 09 thành viên, tổng vốn điều lệ
800 triệu đồng, với ngành nghề kinh doanh: Trồng rau, đậu các loại và trồng
hoa. HTX đang hoạt động theo quy định. Giấy Chứng nhận đăng ký HTX số
3401155126 do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đức Linh cấp ngày 28/10/2020.
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu số 525/ĐKMCD ngày 03/11/2020 do Phòng
CSQLHC về TTXH, Công an tỉnh Bình Thuận cấp. Giấy Chứng nhận Đăng ký thuế:
3401155126, ngày 11/11/2020. Có danh sách thành viên (09 người); có danh sách
thành viên HĐQT (03 người); có danh sách ban Giám đốc (01 người); có danh sách
ban Kiểm soát (01 người);
+ Hiện
nay Hợp tác xã nông nghiệp Đức Hạnh, xã Đức Hạnh đã thực hiện đầu tư xây dựng
nhà kính với định hướng sản xuất, mua, bán
hạt giống rau các loại, phân bón, giá thể phục vụ cho thành viên HTX và người
dân; hoạt động dịch vụ
ký cam kết bao tiêu đầu ra sản phẩm; hoạt động các ngành nghề đã đăng ký tại
Giấy chứng nhận đăng ký HTX. Do HTX nông nghiệp Đức Hạnh được chuyển đổi và
hoạt động cuối năm 2020, nên chỉ báo cáo tình hình hoạt động của 9 tháng đầu
năm 2021. Theo Báo cáo số 03-BC/HTX ngày 11/10/2021 thì tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của Hợp
tác Nông nghiệp Đức Hạnh, tương đối ổn định doanh thu trong 9 tháng đầu năm
2021 của HTX ước tính là 900 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế 339 triệu đồng.
+ Hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp
Đức Hạnh, xã Đức Hạnh đảm bảo cơ cấu số thành viên là 09/09 người theo quy định
tại Điều 3 – Luật Hợp tác xã năm 2012; Hợp tác xã luôn có chính sách khuyến
khích mở rộng số thành viên tham gia trong thời gian tới. HTX hoạt động sản
xuất và kinh doanh các ngành nghề đã đem lại lợi nhuận và là điều kiện thuận
lợi để phát triển thêm các thành viên mới.
+
Về cơ bản Hợp tác xã nông nghiệp Đức Hạnh đã tham gia thực hiện rất nhiều khâu
trong chuỗi giá trị sản xuất tại địa phương xã Đức Hạnh như; tư vấn xây dựng
lắp đặt nhà kính trồng rau, có cửa hàng kinh doanh rau và thực phẩm sạch, cung
ứng các loại rau ăn lá, rau ăn quả và rau thơm, đến khâu tiêu thụ sản phẩm, Hợp
tác xã đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX Tuấn Ngọc sản lượng dự kiến
30 tấn/năm.
+
Đối với sản phẩm chủ lực còn lại của xã: UBND xã đã xây dựng các tổ hợp tác và
chuỗi liên kết sản xuất đối với cây điều và cây cao su trên địa bàn xã Đức
Hạnh, cụ thể: Tổ hợp tác trồng, chăm sóc và khai thác cây Cao su đã ký hợp đồng
với Công ty TNHH Châu Long – Thôn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh với sản lượng
1.560 tấn/ năm, thời hạn hợp đồng là 5 năm.
Tổ hợp tác trồng, chăm sóc và khai thác cây Điều đã ký hợp đồng liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm với Hộ kinh doanh Hoàng Gia Tiến, địa chỉ thôn 1, xã
Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận với diện tích 210 ha, sản lượng 300
tấn/năm, thời hạn hợp đồng 05 năm.
- Xã có mô hình liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an
toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa
phương.
+ Hợp
tác xã nông nghiệp Đức Hạnh có hợp đồng bao tiêu sản phẩm sạch đối với các loại
rau ăn lá, rau ăn quả và rau thơm an toàn ổn định với HTX Nông Nghiệp Tuấn Ngọc
với sản lượng 30tấn/năm; thời hạn hợp đồng ký kết là 03 năm.
+ Tổ hợp
tác trồng, chăm sóc và khai thác cây Điều đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm với Hộ kinh doanh Hoàng Gia Tiến, địa chỉ thôn 1, xã Đức
Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận với thời hạn hợp đồng 5 năm, trung bình
mỗi năm dự kiến cung cấp khoảng 300 tấn Điều.
+ Tổ hợp
tác trồng, chăm sóc và khai thác cây Cao su đã ký hợp đồng với Công ty TNHH
Châu Long – Thôn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh với sản lượng tấn/ năm, thời hạn hợp đồng là 5 năm.
- Xã có thực hiện cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực. Sản phẩm nông sản chủ lực
sản xuất trên địa bàn xã được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết có găn với cơ
giới hóa sản xuất.
- Kinh phí
thực hiện: 4.750 triệu đồng (Ngân sách TW
950 triệu đồng, ngân sách tỉnh 100 triệu đồng, HTX 1.200 triệu đồng, nhân dân
2.500).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Nông nghiệp và
PTNT đã thẩm tra, đánh giá đạt, tham mưu UBND huyện lập hồ sơ trình Sở Nông
nghiệp và PTNT thẩm định tại Tờ trình số
/Tr-UBND ngày /11/2021.
2.10. Tiêu chí 14 về Giáo dục và đào tạo:
a) Yêu cầu:
- Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Đạt chuẩn và duy trì phổ
cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3.
- Tỷ lệ lao động có việc
làm qua đào tạo ≥ 65 %.
- Tổng lao động nông
thôn trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao
đông được tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách của Nhà nươc và được cung
cấp thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm
ăn phù hợp.
b) Kết quả thực hiện:
* Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Tổng số người biết chữ
mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-25: 1.668/1.668, đạt 100%.
- Tổng số người biết chữ
mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-35: 3.958/3.958, đạt 100%
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-60: 7.474/7.474, đạt 100%.
* Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu
học mức độ 3. Cụ thể là:
- Đảm bảo tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức
độ 2;
-
Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1: 167/167, đạt tỷ lệ 100%.
-
Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là: 98/105, đạt tỷ lệ
93.3%. Số trẻ em 11 tuổi còn lại đang học tiểu học: 07/105, tỷ lệ: 6,67%
* Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.
Cụ thể là:
- Bảo đảm tiêu chuẩn công
nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
- Tổng số thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đã
tốt nghiệp THCS: 557/584 em, đạt tỷ lệ
95,38%.
-
Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi đang học chương trình
GDPT (hoặc GD thường xuyên cấp THPT hoặc GD nghề nghiệp): 477/584, đạt 81,68%.
Xã Đức Hạnh duy trì đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 tại
Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 08/10/2021
của UBND huyện Đức Linh.
* Tỷ lệ lao động qua đào tạo 65,75% (4.584/6.972 người).
* Tổng lao động nông thôn
trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động
được tuyên truyền, phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp
thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn
phù hợp: 6.160/6.160
người, tỷ lệ 100%.
- Kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 100 triệu đồng, nhân
dân đóng góp 100 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
- Tiểu tiêu chí 14.1, 14.2 đã được Sở Giáo dục và đào tạo thẩm định,
công nhận đạt tại Quyết định số 2005/QĐ-SGDĐT ngày 04/11/2021.
-
Tiểu tiêu chí 14.3, 14.4 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã
thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình sở Lao động – Thương binh
và Xã hội thẩm định tại Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.11. Tiêu chí 15 về y tế:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ người
dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 90 % trở lên. Xã đạt tiêu chí
quốc gia về y tế (theo quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014). Tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤
24,2 %.
b) Kết quả thực hiện:
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm Y
tế đến ngày 31/10/2021 là 97,73% (8.827/9.032 người).
- Xã đạt chuẩn Y tế: Xã được công nhận
là đơn vị duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế xã từ năm 2014 đến năm 2018 tại
Quyết định số 3678/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận.
- Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp
còi: Năm 2021 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi theo quản lý
và thống kê của cán bộ y tế thôn và Trạm y tế xã quản lý có 102 trẻ/778 trẻ
đạt tỉ lệ 13,10%.
- Kinh phí thực hiện: 5.100 triệu đồng (Kinh phí nhân dân mua bảo hiểm y tế toàn xã
5.100 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá đạt và trình Sở Y tế thẩm định tại Tờ trình số 223/TTr-UBND ngày
16/11/2021.
2.12. Tiêu chí 16 về văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn thôn văn hóa theo quy định cua Bô Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của địa phương được quản
lý, bảo vê, gìn giữ và phát huy giá trị. Thực hiên tốt các
quy định về nêp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Không để
xảy ra tình trạng ca hát trong đám, tiệc, karaoke lưu đông, kẹo kéo... sử dụng
âm thanh công suất lớn vi pham an ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và
bị người dân phản ánh.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua đánh giá kết quả thực
hiện các tiêu chí gia đình văn hóa năm 2021, Ban chỉ đạo đã họp và công nhận
gia đình văn hóa đạt 99,76 %; 100% cơ quan, đơn vị đăng ký đơn vị đạt chuẩn văn
hóa, tiếp tục giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, có 4/4 thôn được công nhận thôn
văn hóa.
- Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của địa phương được quản
lý, bảo vê, gìn giữ và phát huy giá trị.
-
Trên địa bàn xã mọi người dân luôn thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội không để xảy ra mất ANTT.
- Tình trạng ca hát trong đám, tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm
thanh công suất đảm bảo đúng quy định, không vi phạm an ninh, trật tự gây bức
xúc trong nhân dân và chưa để xảy ra phản ánh, kiến nghị của người dân về các
sự việc nêu trên.
- Kinh phí
đã thực hiện: 500 triệu đồng (Ngân sách
huyện 150 triệu đồng, ngân sách xã 200 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 150 triệu
đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông
tin đã thẩm tra, đánh giá đạt và trình Sở Văn hóa – Thể thao và Du dịch thẩm
định tại Công văn số 177/VHTT ngày 5/11/2021.
2.13.
Tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm:
a) Yêu cầu:
- 17.1. Có hê thống
cung cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân
trên địa bàn toàn xã.
- 17.2. Cảnh quan,
không gian nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt
đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã.
- 17.3. Thực hiện
hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về bảo vê môi trường, chủ động phòng
chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- 17.4. Tiếp tục
duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí môi trường theo hương dẫn tại Công văn số
2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017 của Sở Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và
an
toàn thực phẩm thuôc Bô tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận
giai
đoan 2017-2020.
- 17.5. Khu xử lý rác
thải tập trung của xã (nếu có), phải được trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù
hợp bao bọc xung quanh.
- 17.6. Tỷ lệ rác
thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy
định ≥ 70%.
b) Kết quả thực hiện:
- Tiểu tiêu chí 17.1: Có hệ thống cung cấp nước
sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân trên địa bàn
toàn xã.
Qua khảo sát đánh giá bộ chỉ
số nước sạch và vệ sinh môi trường nông năm 2021. Tỷ lệ hộ sử sung nước hợp vệ
sinh 99,8%, hộ sử dụng nước sạch từ các nguồn 90,68 %.
Trên địa
bàn xã Đức Hạnh có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, dọc 02 bên tuyến đường
ĐT766 và khu dân cư thôn 4, hiện có 242/337 hộ dân đang sử dụng, chiếm 71,81 %
tổng số hộ dân dọc các tuyến đường có hệ thống nước sạch đi qua. Ngoài ra, có
283 hộ đăng ký sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Bên cạnh đó,
UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại địa
phương, dự kiến triển khai trong năm 2022, với kinh phí 14,9 tỷ đồng và hệ thống
cấp nước sinh hoạt của Công ty Cổ phần đâu tư Mai Anh nên cơ bản đáp ứng được
yêu cầu bao phủ trên 95% hộ dân sử dụng nước sạch tại địa phương trong thời
gian tới.
- Tiểu tiêu chí 17.2: Cảnh quan, không
gian nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
của địa phương trên địa bàn toàn xã.
Trên địa bàn xã có 33 tuyến đường chính với chiều
dài 22,658km. Trong đó; đã xây dựng được 29 tuyến đường xã, thôn với chiều dài
20,734km, có đèn chiếu sáng (đạt tỷ lệ 91,51%), 23 tuyến đường xã, thôn với
chiều dài 19,413km có rãnh thoát nước và được trồng cây Dầu, cây sao, Hoàng Yến
và các loại cây bông khác như: Cỏ lạc, hoa mười giờ, chiều tím, cẩm tú mai...
dọc hai bên đường (đạt tỷ lệ 85,68%). Trong năm 2021, UBND xã đã tổ chức trồng 50 cây Dầu, và 250 cây Lim Sẹt,
ngoài ra còn trồng hoa Mười giờ, hoa Cỏ lạc... dọc trên các tuyến đường chính
và đường nhánh ở 04 thôn trên địa bàn xã.
- Tiểu tiêu
chí 17.3: Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu.
+ Trên địa bàn xã Đức Hạnh 11 cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi đều có đầy đủ hồ sơ môi trường và được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ yếu hoạt động các ngành nghề như:
Kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; kinh doanh xăng dầu; chăn nuôi, chế biến mủ
cao su, cụm công nghiệp. Qua đánh giá, hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
đạt chuẩn về môi trường, đạt 100%.
+ Các loại bao bì, chai lọ đựng hóa
chất BVTV phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sau khi sử dụng xong
người dân sẽ tự thu gom, đưa về 03 bể chứa làm bằng bê tông, có nắp đậy để thu
gom (03 bể chứa này do Đoàn Thanh niên xã xây dựng vào
đầu năm 2019, tại các khu sản xuất của xã).
+ Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của
UBND huyện, hàng năm UBND xã thường xuyên phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội
Nông dân xã của xã thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải không để xảy ra
tình trạng bao bì đựng phân bón, các vỏ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau
khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, đặt biệt là các khu vực trồng
trọt, các kênh mương, ao hồ, sông suối,…
+ Có Hương ước, quy ước về bảo vệ môi
trường hoặc Hương ước, quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường đối với từng
khu dân cư: Hiện tại có 4/4 thôn đều đã xây dựng Hương ước, quy ước thôn, trong
đó có sự tham gia của tất cả các hộ gia đình, cơ sở trên địa bàn cam kết thực
hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy định của địa phương. UBND xã
Đức Hạnh đã xây dựng Kế hoạch số 48/KH-UBND Ngày 07/5/2021 về phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021; ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày
05/7/2021 về việc phê duyêt phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn năm 2021; Thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai tại Quyết định số
74/QĐ-UBND ngày 07/5/2021; Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn năm 2021 theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 19/7/2021; phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên tại Thông báo số 63/TB-UBND ngày 19/7/2021.
- Tiểu tiêu
chí 17.4. Trên cơ sở đạt Tiêu chí số 17 về Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2017-2020 theo hướng dẫn tại Công
văn số 2504/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21/6/2017 của Sở Tài nguyên & Môi trường
(được Sở Tài nguyên & Môi trường công nhận tại Công văn số 417/
STNMT-CCQLĐĐ ngày 19/01/2021). UBND xã Đức Hạnh tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí số 17 về
Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã
nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020.
- Tiểu tiêu
chí 17.5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được trồng nhiều
lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh.
Trên địa bàn xã Đức Hạnh
không có bãi rác tập trung; rác thải sinh hoạt được Tổ thu gom do xã thành lập
và Ban quản lý cộng trình công cộng thu gom đưa về Bãi rác tập trung của huyện
để xử lý.
- Tiểu tiêu chí 17.6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt
phát sinh trên địa bàn xã được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
+ Tình hình thực
hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
UBND xã đã xây dựng Đề án thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn xã Đức Hạnh; đồng thời ra Quyết
định thành lập Ban quản lý tổ chức theo dõi việc thu gom và xử lý rác thải;
Quyết định thành lập Tổ thu gom rác thải sinh hoạt trong nhân dân để giải quyết
vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra. Qua đó, rác thải sẽ được phân loại tại nguồn
thành các loại riêng biệt như: Rác thải có thể tái chế, tái sử dụng được bán
phế liệu; rác thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ để làm phân bón cho cây trồng; rác
thải khó phân hủy thì được thu gom để xử lý theo quy định. Tình hình thực hiện
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụ thể như sau: Tổng số hộ đã
tham gia: 2.116 hộ/2.458hộ. Với khối lượng rác phát sinh được thu gom hàng ngày
trung bình khoảng 2.116kg/2.458kg (trung
bình 01 hộ 01kg/ngày); đạt 86,09%. Đơn vị phụ
trách thu gom, vận chuyển: Tổ thu gom rác thải do UBND xã thành lập theo Quyết
định số 79/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 và Ban quản lý công trình công cộng huyện.
Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển: Rác thải sinh hoạt được Tổ thu gom
của xã thu gom băng 01 xe cơ giới loại
2,5 tấn và Ban quản lý CTCC huyện thu gom bằng xe chuyên dụng. Cách thức phân
loại: Phân loại rác tại nguồn. Phương án chôn lấp chất thải rắn hữu cơ tại các
hộ gia đình: Không có. Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư:
03lần/tuần, 07 tấn/ngày. Trong đó: Đối với các tuyến đường đã có Dịch vụ vệ
sinh thì các hộ gia đình ký hợp đồng với Ban quản lý CTCC để thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt phát sinh của gia đình. Còn đối với các tuyến đường chưa có Dịch
vụ vệ sinh thì Tổ thu gom rác thải của địa phương sẽ đến thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Vị trí điểm trung
chuyển: Không có.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
hộ gia đình sẽ được phân loại thành chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ: Chất
thải hữu cơ được xử lý bằng hình thức chôn lấp để làm phân bón cho cây trồng,
chất thải vô cơ thì được tái chế, bán phế liệu phần còn lại được thu gom xử lý
đúng theo quy định.
Ngoài ra, hàng tháng Đoàn viên, thanh
niên ra quân dọn vệ sinh môi trường các khu vực trung tâm xã, khu vực công cộng
như: Trường học, Đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà văn hóa các thôn,...
+ Tình hình tổ
chức thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp:
Để giảm tải cho môi trường và tiết kiệm chi phí thu
gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Các hộ gia đình, cơ
sở sản xuất đã tận dụng lại các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu, thân,
cành cây trồng, chất thải từ chăn nuôi…) để làm phân bón, làm chất đốt,
hoặc làm thức ăn cho gia súc,… góp phần giảm thiểu lượng rác thải trong
cộng đồng thải ra môi trường. Lượng rác thải còn lại
thì các hộ gia đình, cơ sở sản xuất ký hợp đồng với Dịch vụ vệ sinh để thu gom,
xử lý theo quy định. Trên địa bàn xã không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng
ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, gây cản trở giao thông.
+ Tình hình phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế:
Xã Đức Hạnh có 01 Trạm y tế xã được
thu gom, phân loại thành chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Đối với
chất thải sinh hoạt thì hợp đồng với Dịch vụ vệ sinh để thu gom, còn lượng rác
thải nguy hại được thu gom và xử lý tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình
Thuận. Việc thu gom, xử lý rác thải nguy hại của Trạm y tế thực hiện theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý
chất thải y tế.
+ Tình hình thực hiện việc bố trí điểm
tập kết chất thải rắn:
Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh
doanh tập kết rác trước ngõ, trước cơ sở của mình để Tổ thu gom rác đến thu
gom. Rác thải được vận chuyển về bãi rác của huyện để xử lý theo quy định.
Đối với những khu vực dân cư thưa
thớt, Tổ thu gom không thể đến thu gom rác thải được thì các hộ gia đình thực
hiện việc xử lý chất thải theo hướng dẫn của UBND xã: Tự xử lý bằng hình thức
chôn lấp (đào các hố đất để đổ rác xuống
rồi lấp đất lại). Không được đổ chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh
rạch,…
- Kinh phí đã thực
hiện: 3.180 triệu đồng (Ngân sách TW 80
triệu đồng, ngân sách tỉnh 1.800 triệu đồng, Doanh nghiệp 1.000 triệu đồng,
Nhân dân đóng góp 300 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
- Tiểu tiêu chí 17.1 phòng Nông nghiệp và PTNT đã thẩm tra đánh giá đạt
và tham mưu UBND huyện trình Sở Nông nghiệp và PTNT tham định tại Tờ trình số 232/TTr-UBND
ngày 22/11/2021.
-
- Tiểu tiêu chí 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 phòng Tài nguyên và Môi trường đã
thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường
tham định tại Báo cáo số 527/BC-UBND ngày 04/10/2021.
2.14. Tiêu chí 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
a) Yêu cầu:
- 18.1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán
bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định
số 312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- 18.2. Các tổ chức
chính trị - xã hội đạt mức xếp loại cao nhất.
- 18.3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã (bao gồm các chức danh sau: Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch
UBND).
- 18.4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ
tục hành chính tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%.
- 18.5. 100% thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước công đồng.
- 18.6. Không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức, gây khó khăn,
phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đên mức xử lý kỷ luật
theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Kết quả thực hiện:
- Đã bố trí, sắp xếp được
22/23 cán bộ, công chức; cán bộ, công chức xã đã đạt chuẩn theo Thông tư số
13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số quy định về
cán bộ, công chức và
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Năm 2021, Đảng bộ xã Đức Hạnh đủ điều kiện đạt
tiểu chuẩn Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính quyền xã xếp loại Vững mạnh. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã được cấp có thẩm
quyền công nhận đạt mức cao nhất: Uỷ ban Mặt trận TQVN hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội Phụ nữ đạt
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội Nông Dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội
Cựu Chiến Binh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Xã có 02 cán bộ Nữ lãnh đạo chủ chốt của
xã: 01 cán bộ Nữ giữ chức vụ Bí thư đảng ủy xã, 01 Nữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND
xã.
- Tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận trong năm
được giải quyết đúng hẹn đạt 97 %. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021
theo Quyết định số 5148/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND huyện Đức Linh.
- Có 4/4 thôn đã
xây dựng quy ước, hương ước và được UBND huyện Đức Linh phê duyệt tại Quyết
định số 10254/QĐ-UBND ngày 09/10/2017. Việc
triển khai và tổ chức thực hiện quy ước được cộng đồng dân cư chấp hành đúng theo
quy định.
- Trong năm 2021
trên địa bàn xã không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức, gây
khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật
theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
- Kinh phí đã thực hiện: 450 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 450 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
2.15. Tiêu chí 19 về quốc phòng và An ninh:
a) Yêu cầu:
- Không có khiếu kiện
đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập
nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp
hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một
hoặc
nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi
chính
sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến
trật
tự, an toàn xã hội; các vụ viêc này đã được giải quyêt đúng chính sách,
pháp
luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm
quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy
định
về thời hạn khiêu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận
từ 12
tháng trở lên).
- Không để xảy ra
trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về
tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng
quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144, 150, 168, 169, 170 của
Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Xã được công nhận
đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại
Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về
khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt
tiêu
chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
b) Kết quả thực hiện:
- Trong các năm, trên địa
bàn xã không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái
pháp luật. Không để xảy ra các vụ việc lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ
quan, trụ sở UBND xã, doanh nghiệp ... để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu
cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan
đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai…
gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
- Trên địa bàn Không để xảy ra trọng án: Không để xảy ra vụ án
hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144, 150, 168,
169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”.
- Hàng năm, Đảng ủy, UBND đã ban hành
Nghị quyết, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT năm, trong
đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo
ANTT; chủ động phòng ngừa, giải quyết ổn định tình hình, giữ vững khu dân cư,
xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
và tiêu chí 19.2 về “Giữ vững an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình
yên”. Năm 2021 do dịch bệnh covid-19 nên không tổ chức họp dân để
triển khai các văn bản của các cấp về công tác ANTT ra dân nhưng địa phương vẫn
tổ chức triển khai cho các hộ dân ký cam kết đảm bảo ANTT theo Thông tư 23 của
Bộ Công an: Tổng số hộ ký cam kết thực hiện Thông tư 23 là 2.049 hộ, đạt tỉ lệ 92,8%.
- Trong năm 2021, Ban chỉ
đạo xã đã triển khai tiếp tục
nhân rộng mô hình “Camera an ninh”
phòng chống tội phạm bằng việc thay thế đường truyền dữ liệu từ vô tuyến sang hữu
tuyến (cáp quang); vận động kinh phí xã hội hóa, nhân rộng, tiến hành sửa chữa
lại toàn bộ hệ thống camera và lắp đặt mới
02 mắt camera với tổng kinh phí là 14.500.000 đồng, tổng cộng trên toàn xã
có 06 camera (tổng kinh phí 44.000.000
đồng). Đồng thời, tiếp tục tham mưu
xây dựng mô hình khu dân cư phòng cháy, chữa cháy trong năm 2021.
- Kinh phí đã thực
hiện: 194 triệu đồng (Ngân sách xã 150
triệu đồng, Nhân dân và đóng góp 44 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Ban chỉ đạo phong trào
toàn dân Bảo vệ an ninh tổ quốc và PCTP, TNXH huyện
đã thẩm tra đánh giá đạt trình Công an tỉnh thẩm định tại Báo cáo số184/BC-BCĐ
ngày 08/11/2021.
3. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới:
Xã Đức
Hạnh không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
II. KẾT LUẬN
1. Về
hồ sơ: Hồ
sơ đầy đủ và đúng quy đinh theo Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về
việc ban hành quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét,
công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 2018 – 2020.
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới:
- Tổng số tiêu chí nông
thôn mới của xã Đức Hạnh đã được UBND huyện thẩm tra, đánh giá đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao tính đến thời điểm thẩm tra là 15/15 tiêu chí, đạt 100 %.
- Đối chiếu với quy định
thì xã Đức Hạnh đủ điều kiện trình UBND tỉnh xét, công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao năm 2021.
3. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới:
Trên địa bàn xã Đức Hạnh không có
nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
III. KIẾN NGHỊ:
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá hồ sơ để nghị xét,
công nhận xã Đức Hạnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021, UBND huyện Đức
Linh trình UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh xem
xét, thẩm định và công nhận xã Đức Hạnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm
2021./-
Nơi nhận: TM. UBND HUYỆN ĐỨC LINH
- UBND tỉnh; CHỦ TỊCH
- BCĐ các CT MTQG Tỉnh;
- Văn phòng ĐP NTM tỉnh;
- TT. Huyện ủy;
- TT. HĐND huyện;
- UBMT TQVN huyện;
- Các Hội đoàn thể huyện;
- Chủ tịch, Phó CT. UBND huyện;;
- Chánh, Phó VP.HĐND&UBND
huyện;
- Thành viên BCĐ NTM huyện;
- UBND các xã;
- Lưu: VT, NN, CV. Thuận. Huỳnh Văn Tỉnh
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA CÁC TIÊU CHÍ |
NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO CỦA XÃ ĐỨC HẠNH, HUYỆN ĐỨC LINH |
(Kèm theo báo cáo số
/BC-UBND ngày /11/2021 của
UBND huyện Đức Linh) |
|
|
|
|
|
|
|
Tên tiêu chí |
Nội dung các
chỉ tiêu nâng cao |
ĐVT |
Chỉ tiêu đạt |
Kết quả thực hiện |
Kết quả tự đánh giá của
xã |
Kết quả thẩm tra của
huyện |
I. NHÓM HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI |
Tiêu chí số 2: Giao thông. |
1.
Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: láng nhựa, bê
tông xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
11,715/12,739 km, tỷ lệ
91,96% |
Đạt |
Đạt |
2. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa
mưa; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực hiện theo Đề
án tiếp tục phát triển giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt tại Quyết định 466/QĐ-UBND ngày 19/2/2016. |
% |
100
(85% cứng hóa) |
100% không lầy
lội; cứng hóa 3.537/3,675 km, tỷ lệ 87,19 % |
Đạt |
Đạt |
3. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển
hàng hóa thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông
xi măng, cấp phối đá dăm, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
18,946/22,046 km, tỷ lệ
85,94% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 3: Thủy lợi |
1. Tỷ
lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động theo
quy hoạch |
1.1.
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động. |
% |
≥
85 |
356/381 ha, tỷ lệ 93,44%. |
Đạt |
|
1.2. Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản
hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ tiêu 2.1.1 khi có diện tích nuôi
trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động. |
% |
≥
85 |
Cấp nước chủ
động 2/2 ha, đạt 100%. Thoát nước chủ động 2/2 ha, đạt 100%. |
Đạt |
Đạt |
1.3. Tỷ lệ diện tích tiêu thoát nước cho sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. |
% |
≥
85 |
4.014,97/4.178,99
ha, tỷ lệ 96,08%. |
Đạt |
Đạt |
1.4. Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố
theo đề án kiên cố hóa kênh mương nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới
(thực hiện theo QĐ số 3151/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung đề án Kiên cố hóa kênh nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2020). |
% |
≥
80 |
Không đánh giá. |
Đạt |
Đạt |
1.5. Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng cạn chủ
lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước |
% |
≥
20 |
146,25/196 ha, tỷ lệ 74,62%. |
Đạt |
Đạt |
1.6. Tất cả các công trình thủy lợi trên địa
bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh
và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ |
2.1.
Tổ chức bộ máy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.2. Nguồn nhân lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.3. Hoạt động phòng, chống thiên tai được
triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.4. Về cơ sở hạ tầng thiết yếu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa |
1. Xã
có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân tập thể thao phục vụ sinh hoạt
văn hóa, thể thao toàn xã |
|
Tổ
chức hoạt động 02 lần/tháng, thu hút người dân tham gia tối thiểu 40% trở
lên/tổng số dân |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao
cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định |
|
Duy
trùy hoạt động thường xuyên thu hút trẻ em và người cao tuổi tham gia |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 8: Thông tin và Truyền thông |
1. Xã
có dịch vụ viễn thông, Internet. |
1.1.
Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại
hình dịch vụ điện thoại: trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng
viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
4/4
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
1.2. Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng ít nhất một trong hai loại hình truy nhập Internet: băng rộng cố định
mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
4/4
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến
các thôn. |
Tỷ
lệ thôn có hệ thống loa còn hoạt động. |
% |
100 |
4/4
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý, điều hành. |
3.1.
Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được
trang bị máy tính. |
% |
≥
90 |
100% |
Đạt |
Đạt |
3.2. Sử dụng tất cả các phần mềm ứng dụng: Hệ
thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống
một cửa điện tử; Trang thông tin điện tử hoặc cung cấp đầy đủ thông tin của
xã phục vụ công tác quản lý, điều hành theo quy định và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến của xã trên trang thông tin điện tử của huyện. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3.3. Tỷ lệ thủ tục hành chính một cửa cấp xã
được cập nhật vào phần mềm một cửa điện tử. |
% |
100 |
100% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư |
1.
Nhà tạm, dột nát |
|
Không |
Không
có nhà tạm nhà dột nát |
Đạt |
Đạt |
2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy
định. |
% |
≥
86 |
96,91% 2.382/2.458 nhà |
Đạt |
Đạt |
II.
NHÓM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT |
Tiêu
chí số 10: Thu nhập |
Thu
nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn |
Năm
2020 |
Triệu
đồng |
49 |
52,31
Triệu đồng |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 11: Hộ nghèo |
Tỷ lệ
hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định đối với vùng
(trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy
định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) |
|
Đạt |
0,86% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 12: Lao động có việc làm |
Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất |
1. Xã
có hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012. |
|
Đạt |
Có
HTX được thành lập và hoạt động theo Luật HTX |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị hàng hoá đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương. |
|
Đạt |
Có
mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đối với
cây trồng chủ lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
III. NHÓM VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG |
Tiêu chí số 14: Giáo dục và Đào tạo |
1.
Nâng cao trình độ dân trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở mức độ 3 |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo |
% |
≥
65% |
65,75% 4.584/6.972 người |
Đạt |
Đạt |
4. Tổng lao động nông thôn trong độ tuổi lao
động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được tuyên truyền,
phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát
triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp. |
% |
100% |
6.160/6.160
người, tỷ lệ 100%. |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 15: Y tế |
1. Tỷ
lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế |
% |
≥
90 |
97,73% 8.827/9.032
người |
Đạt |
Đạt |
2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo quyết
định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014) |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
(chiều cao theo tuổi) |
% |
≤
24 |
13,23% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 16: Văn hóa |
1. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
|
Đạt |
4/4
thôn, đạt 100% |
Đạt |
Đạt |
2. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...
của địa phương được quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Không để xảy ra tình trạng ca hát trong đám,
tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm thanh công suất lớn vi phạm an
ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và bị người dân phản ánh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực
phẩm |
1. Có
hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95%
số hộ dân trên địa bàn toàn xã. |
|
Đạt |
Có hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt tập trung; có 242/337 hộ dân đang
sử dụng, chiếm 71,81% |
Đạt |
Đạt |
2. Cảnh quan, không gian nông thôn sáng – xanh – sạch –
đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí môi
trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017 của Sở
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi
trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2017-2020. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được
trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định. |
% |
≥
70 |
86,09% |
Đạt |
Đạt |
IV. NHÓM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ |
Tiêu chí số 18: Hệ thống chính trị và tiếp
cận pháp luật |
1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán bộ Mặt
trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định số
312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt
mức xếp loại cao nhất |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã
(bao gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ
tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận
trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. 100% thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả
hương ước, quy ước cộng đồng. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn
mực đạo đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến
mức xử lý kỷ luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 19: An ninh trật tự |
1.
Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật,
như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc
cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều
vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách,
pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không
để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144,
150, 168, 169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về
an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của
Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN ĐỨC LINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-UBND Đức Linh, ngày tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao cho xã Nam Chính năm 2021
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày
10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về
Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/1/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hướng
dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ tài chính về quy định quản lý và
sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Chương trình hành động số 20 NQ/TU ngày 22/9/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bình Thuận (khoá XI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban
hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 3923/KH-UBND ngày 24/10/2017
của UBND tỉnh Bình Thuận về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức,
chung lòng xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày
07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định, điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 7 tháng 11
năm 2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân công sở, ngành phụ trách tiêu
chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày
26/07/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định tiêu chí, chỉ tiêu xã
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1140/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc hướng dẫn phương pháp thực hiện, cách đánh giá đạt tiêu chí 2
giao thông trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1161/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc trình tự, thủ tục hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt tiêu chí
số 02 giao thông trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018 – 2020;
Căn cứ Công
văn số 1188/SNN-KHTC ngày 25/4/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về hướng
dẫn thực hiện tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 90/CCTL ngày 17/4/2020 của Chi
cục Thủy lợi Bình Thuận về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chi tiêu xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Hướng dẫn số 1000/HD-SVHTTDL ngày 15/5/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao lĩnh vực văn
hóa giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Hướng
dẫn số 06/HD-STTTT ngày 28/3/2019 của Sở Thông tin và truyền thông
hướng dẫn thực hiện thẩm tra, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao về tiêu chí Thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công
văn số 3993/SXD-QHKT ngày 28/11/2018 của Sở Xây dựng về việc thực hiện
tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020
đối với tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư;
Căn cứ Công văn số 1949/SLĐTBXHKHTC ngày
09/10/2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tạm thời
một số tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 thuộc ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Công
văn số 800/SGD&ĐT-MN&TH ngày 18/4/2019 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công văn số 1431/SYT-NV ngày 27/4/2020 của Sở
Y tế về việc hướng dẫn hồ sơ thẩm định tiêu chí 15 về y tế và tiêu chí 17.8 y
tế quản lý đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Công
văn số 1930/STNMT-CCBVMT ngày 06/5/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực
phẩm đối với tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công
văn số 529/TTN-TH ngày 03/5/2019 của Trung tâm nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh về hướng dẫn thực hiện tiểu tiêu chí 17.1 nâng cao và 7.4
kiểu mẫu.
Căn cứ Công
văn số 539/SNV-XDCQ ngày 13/3/2019 của Sở Nội vụ về hướng dẫn thực
hiện tiêu chí số 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công văn số 564/UBND-KT
ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chỉ đạo triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 09/4/2021 của Huyện ủy Đức Linh về phấn đấu đến
năm 2025 đạt huyện nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 51/KHHĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện Đức Linh
về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
915/QĐ-UBND ngày 01/03/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc giao chỉ tiêu thực
hiện Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm
2020;
Căn cứ Quyết định số
5230/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc thành lập đoàn
thẩm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao năm 2021;
Xét đề nghị của UBND xã Nam
Chính tại Tờ trình số 413/TTr-UBND ngày
11/11/2021 về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Nam Chính đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021;
Căn cứ kết quả thẩm tra,
đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên
địa bàn xã Nam Chính, UBND huyện Đức Linh báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng
cao của xã Nam Chính năm 2021, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra tháng 11/2021.
1. Về hồ sơ:
Số lượng gồm có 02 bộ hồ
sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của xã Nam Chính,
mỗi bộ gồm có:
- Tờ trình số 413/TTr-UBND ngày 11/11/2021 của UBND
xã Nam Chính về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Nam Chính đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao năm 2021.
- Báo cáo số 134/BC-UBND
ngày 10/11//2021 của UBND xã Nam Chính về kết quả xây dựng nông
thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Nam Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận (kèm theo biểu tổng hợp kết quả thực hiện 15
tiêu chí).
- Báo cáo số 118/BC-UBND
ngày 08/11/2021 của UBND xã Nam Chính về tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả
thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Nam Chính, huyện
Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Biên bản cuộc họp ngày 11/11/2021
của UBND xã Nam Chính về họp đề nghị xét, công nhận xã Nam Chính đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2021.
- Văn bản đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
của xã Nam Chính.
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nam Chính.
- Hình ảnh minh họa về
kết quả xây dựng nông thôn mới của xã.
2. Về kết quả thực hiện
các tiêu chí nông thôn mới:
2.1. Tiêu chí số 02 về giao
thông:
a) Yêu cầu:
- Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng
hóa đat chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bô Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiên quanh năm; cứng hóa mặt đường kêt cấu tối thiểu: láng nhựa, bê tông
xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội 85%.
- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; cứng hóa mặt đường
kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực hiên theo Đề án tiêp tục phát triển
giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyêt tại Quyết định
466/QĐ-UBND ngày 19/02/2016.
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh
năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng, cấp phối đá dăm,
sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội.
b) Kết quả thực hiện:
- Đường trục thôn và đường liên thôn: Chiều
dài 44,232 km đã được cứng hóa mặt đường kết cấu: Nhựa hóa, bê tông hóa,
sỏi đỏ, sỏi cuội là 40,884 km, đạt 92,43%.
- Đường ngõ, xóm: Chiều
dài 15,762 km không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%; đã cứng hóa mặt đường
bằng kết cấu bê tông xi măng 13,743 km, đạt 87,19%.
- Đường giao thông nội đồng: Chiều dài 30,17 km đã được cứng hóa, xe cơ
giới đi lại thuận tiện quanh năm; Cứng hóa mặt đường kết cấu: Bê tông xi măng,
cấp phối đá dăm, sỏi đỏ, sỏi đồi, sỏi cuội là 28,17 km, đạt 93,37%.
- Kinh phí đã thực hiện: 7.873,8 triệu đồng ( Ngân sách TW 3.600 triệu
đồng, Ngân sách tỉnh 3.021,8 triệu đồng, Ngân sách huyện
423,5 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 828,5 triệu đồng)
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
2.2. Tiêu chí số 3 về thủy lợi:
a) Yêu cầu:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp
ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
b) Kết quả thực hiện:
* Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được
tưới chủ động: 5.637,04/6.329 ha, tỷ lệ 89,07%.
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
cấp nước chủ động: 168,82/170,8 ha, tỷ lệ 98,84%.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
tiêu, thoát nước chủ động là 150/170,8 ha, tỷ lệ 87,82 %.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và
phi nông nghiệp được tiêu nước chủ động là 8.372,67/8.677,67 ha, tỷ lệ 96,49 %.
- Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố 1.411/1.195 km,
118,08 %:
- Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng
cạn chủ lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước 44,05/164
ha, tỷ lệ 26,86%.
- Các công trình thủy lợi
trên địa bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực
hiện duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. Có Tổ hợp
tác dùng nước được thành lập ngày 04 tháng 08 năm 2021 theo Nghị định
77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính Phủ.
* Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT
tại chỗ:
-
Tổ chức bộ máy:
+ Có Quyết định thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm
cứu nạn theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018
của Chính phủ. Hàng năm được kiện toàn theo Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 12/5/2021 của UBND
xã Nam Chính về kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn xã Nam Chính năm 2021.
+ Có phân
công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban
Chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 12/5/2021 của UBND
xã Nam Chính.
-
Nguồn nhân lực:
+ Có 100% cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng,
chống thiên tai
được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ: Đã hoàn thành Đề án 1002 về nâng cao nhận thức cộng
đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020 do Ban
Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh triển khai.
+ Có Quyết định thành lập, củng cố và duy trì hoạt động
thường xuyên của
các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ
và
lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường
xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra: Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày
27/5/2021 của UBND xã Nam Chính về việc thành lập Đội xung kích phòng, chống
thiên tai xã Nam Chính năm 2021.
+ Có
70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của
thiên tai được phổ biến kiến thức về Phòng, chống thiên tai: Đã hoàn thành Đề án 1002 về nâng
cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn
2016-2020 do Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh triển khai.
-
Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu,
đáp ứng nhu cầu dân sinh:
+ Có kế hoạch PCTT cấp xã được phê
duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng
năm theo quy định của Luật PCTT, đáp ứng yêu cầu về PCTT tại chỗ. Đạt yêu cầu.
+ Có phương án ứng phó với các loại
hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể,
chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa
phương. Đạt yêu cầu.
+ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai
&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng
huy động từ 70% trở lên số lượng của từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết
bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch
được duyệt. Đạt yêu cầu.
+ Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số
hộ gia đình, cá nhân trong vùng
thường xuyên bị thiên tai chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng
yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt và theo hướng dẫn của Ban Chỉ
đạo TW về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Đạt yêu
cầu.
+ Thực hiện thu và nộp quỹ PCTT hàng
năm theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2020 của Chính phủ và Quyết định
số 941/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh về tổ chức và hoạt động của quỹ
PCTT. Đạt yêu cầu.
+ Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàng năm. Đạt yêu cầu.
+ Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cộng đồng về phòng,
chống thiên tai hàng năm. Đạt yêu cầu.
- Về cơ sở hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng: Thực hiện
lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát
triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng
chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có); 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới
phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành
hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai. Đạt yêu cầu.
+ Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên
tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và
ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy
đủ; 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống
hướng dẫn, cảnh báo. Đạt yêu cầu.
+ Thực thi pháp luật về bảo vệ công
trình phòng, chống thiên tai: Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công
trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý; không để phát
sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Đạt yêu cầu.
- Kinh phí
thực hiện: 1.472,2 triệu đồng (Ngân sách
tỉnh 747,7 triệu đồng, Ngân sách huyện 448,6 triệu đồng, Nhân dân đóng góp:
275,9 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định theo Tờ trình số 203/TT-UBND
ngày 03/11/2021.
2.3. Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã có nhà văn
hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao
của toàn xã. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao
tuổi theo quy định.
b) Kết quả thực hiện:
- Đối với Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã:
Xã
Nam Chính có 2 trung tâm văn hóa xã nằm tại khu vực trung tâm của xã, được đầu
tư xây dựng vào năm 2018 -2019 gồm: 12 phòng (Trong đó: 02 hội trường sức chứa
300 chỗ ngồi, 05 phòng chức năng như: truyền thanh, đọc sách báo, phòng truyền
thống, phòng hành chính, sân thể thao đơn giản). Có công trình phụ như: Khu vực
vệ sinh, vườn hoa. Có đầy đủ hệ thống âm thanh, điện thấp sáng, giá, tủ, khánh
tiết, bàn ghế). Có sân bê tông khuôn viên cây xanh và một sân khấu 70m2
trong trung tâm văn hóa để phục vụ các chương trình lễ hội, văn nghệ của địa
phương.
Về
tổ chức quản lý và hoạt động: Hiện trung tâm văn hóa giao cho CB VHXH kiêm
nhiệm, phụ trách lĩnh vực VHVN – TDTT, phụ trách đài truyền thanh, thông tin
tuyên truyền.
- Đối với điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi
Hoạt động văn hóa, thể
dục thể thao: Duy trì các hoạt động luyện tập TDTT ở các sân bóng chuyền, sân
cầu lông, sân bóng đá trên địa bàn xã. Hàng năm tổ chức các hoạt động thông tin
truyên truyền, văn hóa văn nghệ, TDTT vào các ngày lễ tết trong năm. Kết quả
đạt được cụ thể: Truyên truyền cổ động phục vụ chính trị 21 đợt. Hình thức
tuyên truyền: Trên hệ thống truyền thanh, băng rôn, appic, pano…như tuyên
truyền đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Bầu cử đại biểu quốc hội và
hội đồng nhân dân các cấp. Tuyên truyền lịch sử các ngày lễ lớn của dân tộc
như: Ngày thành lập Đảng CSVN 3/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn
thanh niên cộng sản HCM; Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước
30/4, quốc tế lao động 1/5, ngày thương binh liệt sỹ 27/7, cách mạng tháng 8
thành công và quốc khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…..).
Liên hoan văn nghệ quần chúng Tổ chức
văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, ngày Thương binh liệt sỹ, tết trung thu, hội thi karaoke 20/10, hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11) thu hút đông đảo quần chúng tham gia và đón xem.
Hiện tại xã đang duy trì
04 địa điểm luyện tập TDTT cho nhân dân địa phương gồm: 02 sân bóng đá lớn (thôn
8– Nam Chính và thôn 6), 02 sân báng đá (sân Nhật Vân tại thôn 8, Trúc Lân tại thôn
3), 5 sân bóng chuyền (01 Sân trung tâm văn hóa xã, 01 sân tại nhà Văn hóa thôn
4 và thôn 5, thôn 7, thôn 3 ). Trên địa bàn xã có 10 thôn có nhà văn hóa thôn,
là nơi tập hợp sinh hoạt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT và hội họp của
cán bộ và nhân dân trong thôn.Trung tâm văn hóa thể thao xã được xây dựng đảm
bảo nhu cầu tập luyện thể dục thể thao cho người cao tuổi, trẻ em với các hoạt
động thể dục, bóng chuyền, võ thuật…
- Kinh phí thực hiện: 7.707 triệu đồng (Ngân
sách tỉnh 7.000, ngân sách huyện 707 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham tra, đánh
giá đạt và gửi hồ sơ trình Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thẩm định theo Công
văn số 177/VHTT ngày 05/11/2021.
2.4. Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông:
a) Yêu cầu: Xã có điểm
phục vụ bưu chính. Xã có dịch vụ viễn thông, internet. Xã có đài truyền thanh
và loa đến các thôn. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
điều hành.
b) Kết quả thực hiện:
- Điểm phục vụ bưu chính: Trên địa bàn
xã hiện có 01 điểm phục vụ Bưu chính còn hoạt động tại thôn 3, xã Nam Chính đảm
bảo việc gửi, nhận thư, gói, kiện hàng khối lượng tối đa 05kg. Thời gian mở cửa
sáng: từ 7h – 11h30, chiều: từ 13h30 – 16h (thứ 7, chủ nhật: nghỉ).
- Dịch vụ viễn thông internet: Có 10/10 thôn trong xã được phủ sóng dịch vụ điện thoại,
có hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập
internet ADSL, dịch vụ internet trên mạng viễn thông di động mặt đất. Trên địa
bàn xã có 06 trụ tiếp phát sóng BTS của các nhà mạng Viettel, Mobifone, VNPT
đóng trên địa bàn các thôn 1,4,5,7, 8, 10. Toàn xã có 06 điểm truy cập internet
đang hoạt động.
- Về Đài truyền thanh, hệ thống loa: Đài truyền thanh của xã đã được đầu tư sửa chữa năm 2018
đến nay đang hoạt động tốt do UBND xã trực tiếp quản lý, đài truyền thanh xã đã
được cấp giấy phép sử dụng tầng số và
thiết bị vô tuyến điện, giấy phép số 210804/TTKD- GH ngày 15/11/2018 do Cục
tầng số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Có 10/10 hệ thống
loa phát thanh của thôn và 17 cụm loa truyền thanh của xã đang hoạt động, thời
gian tiếp âm đài tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình tỉnh, đài
truyền thanh huyện bình quân 03 giờ/ngày (sáng: từ 5h00’ đến 6h30’ chiều: từ
17h00’ đến 18h30’).
- Về ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý điều hành: Tổng số máy
tính của cơ quan là 23 máy, CBCC cơ quan là 22 CBCC, có 100% cán bộ công chức
của xã được trang bị máy tính, số máy tính được kết nối mạng LAN là 22/23 máy
(trừ máy tính công an xã vì lý do bảo mật bí mật nhà nước), tốc độ đường truyền
internet là 10Mbs, bộ phận một cửa xã
được trang bị phần mềm một cửa và đang hoạt động tốt, 100%
CBCC được cấp hộp thư điện tử công vụ, trong đó có 100% CBCC thường xuyên sử
dụng thư điện tử công vụ (bình quân gửi, nhận 0,25 lần/ngày). Trang thông tin
điện tử của xã trên trang thông tin của huyện được cập nhật kịp thời, đầy đủ
các thông tin giới thiệu về địa phương, thông tin cán bộ lãnh đạo của xã và các
tin tức, bài viết.
- Kinh phí đã thực hiện: 30
triệu đồng (Ngân sách huyện 30
triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham tra, đánh
giá đạt và gửi hồ sơ trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định theo Công văn
số 176/VHTT ngày 05/11/2021.
2.5. Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư:
a) Yêu cầu: Nhà tạm, dột
nát không. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định 86%.
b) Kết quả thực hiện:
- Không còn nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt
tiêu chuẩn theo quy định 3.904/3.929 nhà, đạt 99,36%.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. (Phòng Kinh tế và Hạ tầng đã tham tra, đánh
giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Xây dựng thẩm định tại Tờ trình số
207/BC-UBND ngày 05/11/2021).
2.6. Tiêu chí số 10 về thu nhập:
a) Yêu cầu: Thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn năm
2020 là 49 triệu đồng.
b) Kết quả thực hiện:
Thực hiện Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014
của Tổng cục thống kê và công văn số 87/CTK-NN ngày 17/5/2017 của Cục thống kê
Bình Thuận, về việc hướng dẫn phương pháp tính tiêu chí về thu nhập (tiêu chí
số 10). Qua khảo sát điều tra theo hệ thống biểu mẫu hướng dẫn của cơ quan
thống kê, tổng số người trên địa bàn tại thời điểm là 14.114 người, tổng thu
nhập trên địa bàn xã năm 2021 là 732.863 triệu đồng. Thu
nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2021 là 51,81 triệu
đồng/người/năm.
Kinh phí
thực hiện: 170 triệu đồng (Ngân sách tỉnh
50 triệu đồng, Ngân sách huyện 10 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 110 triệu
đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Chi cục Thống kê huyện
đã thẩm tra, đánh giá trình Cục thống kê tỉnh Bình Thuận thẩm định công nhận đạt tại
Quyết định số 109/QĐ-CTK ngày 19/10/2021.
2.7. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định
đối với vùng (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội
theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) ≤
2,5%.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua kết quả rà soát hộ nghèo
năm 2021: Toàn xã có 60 hộ nghèo/135 khẩu, tỷ lệ 1,42%. Trong đó có 26 hộ nghèo/41 khẩu thuộc diện bảo trợ xã hội. Hộ nghèo
theo tiêu chí Nông thôn mới 34 hộ/94 khẩu, tỷ lệ 0,81%.
- Tổng kinh
phí thực hiện: 1.126 triệu đồng (Ngân
sách huyện 85 triệu, Nhân dân đóng góp 1.041 triệu).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã tham tra,
đánh giá đạt, trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình
số 119/UBND-VX ngày 25/10/2021.
2.8. Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm:
a) Yêu cầu: Giải quyêt viêc làm cho lao đông nông thôn thông qua các mô hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tê nông thôn và tổ chức lại sản xuất.
b) Kết quả thực hiện:
- Trên địa bàn xã Nam Chính có 02 mô hình hợp tác xã
đó là 01 hợp tác xã Nông nghiệp Công Thành Đức Linh và 01 hợp tác dịch vụ Nông
nghiệp Nam Chính. Trong năm 2021, đã giải quyết việc làm cho 150 lao động có
việc làm đạt 100% so với chỉ tiêu giao. Bên cạnh đó, xây dựng môi trường đầu tư
thuận lợi và cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi,
bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp về địa phương.
- Qua kết quả rà soát lao động, tỷ lệ người có
việc làm trong độ tuổi lao động trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động 92,37 % (8.319/ 9.006 người).
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã thẩm tra,
đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình sở Lao động – Thương binh và Xã hội
thẩm định tại Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.9. Tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất:
a) Yêu cầu: Xã có hợp tác
xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Xã có mô hình
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn vơi định hướng
phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương. Xã có thực hiện cơ giới hóa sản
xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực.
b) Kết quả thực hiện:
- Xã có hợp tác xã hoạt
động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012: Hợp tác xã Nông nghiệp Công Thành Đức
Linh có Giấy Chứng nhận đăng ký HTX số 48070700006; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu
con dấu số 136/ĐKMCD ngày 03/7/2017; thành viên HTX 08 người; Thành viên HĐQT
03 người; Ban Kiểm soát 01 người; Chứng nhận Đăng ký Mã số thuế 34.0116.5893.Trong
thời gian vừa qua Hợp tác xã đã thực hiện và duy trì tốt hoạt động mua bán lúa
giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động phục vụ trồng trọt theo như
các ngành nghề đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký HTX số 48070700006. Hiện
tại Hợp tác xã Nông nghiệp Công Thành Đức Linh đảm bảo cơ cấu số thành viên tối
thiểu là 08/07 người theo quy định tại Điều 3 – Luật Hợp tác xã năm 2012, tăng
01 người so với thời điểm mới thành lập; Hợp tác xã luôn có chính sách khuyến
khích mở rộng số thành viên tham gia trong thời gian tới.
- Hợp
tác xã Nông nghiệp Công Thành Đức Linh đã
tham gia chuỗi giá trị sản xuất tại xã Nam Chính như: dịch vụ làm đất, gieo sạ;
cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đến khâu tiêu thụ sản phẩm lúa nếp hàng hóa
cho nông dân. Hợp tác xã đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên
Công Thành Út Hạnh có trụ sở tại tỉnh Long An để bao tiêu cho hơn 1.500 ha lúa
nếp/3 vụ, với sản lượng nếp thương phẩm đạt hơn 10.500 tấn/năm. Sản phẩm lúa nếp được sản xuất theo quy
trình chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết; giá mua không thấp
hơn thị trường và không xảy ra hiện tượng phá vở hợp đồng liên kết:
Xã có thực hiện
cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực (cây lúa), sản lượng
nông sản chủ lực sản xuất trên địa bàn xã được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết
có gắn với cơ giới hóa sản xuất.
- Kinh phí
thực hiện: 662 triệu đồng (Ngân sách Trung ương 362 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 300
triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Nông nghiệp và
PTNT đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Nông nghiệp và
PTNT thẩm định tại Tờ trình số
/TTr-UBND ngày /11/2021 .
2.10. Tiêu chí 14 về Giáo dục và đào tạo:
a) Yêu cầu:
- Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Đạt chuẩn và duy trì phổ
cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3.
- Tỷ lệ lao động có việc
làm qua đào tạo ≥ 65 %.
- Tổng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương
có khả năng tham gia lao đông được tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách
của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc
chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp.
b) Kết quả thực hiện:
* Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-25: 2.512/2.512 người, tỷ
lệ 100%.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-35: 5.371/5.371 người, tỷ
lệ 100%.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-60: 10.962/11.242 người, tỷ
lệ 97,5%.
* Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3. Cụ
thể là:
- Đảm bảo tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức
độ 2;
-
Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1: 261/261, tỷ lệ 100%
-
Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là: 188/196, tỷ lệ 95,9%. Số trẻ em 11 tuổi còn lại đang học tiểu học: 8/196; tỷ
lệ 4,1%.
* Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.
Cụ thể là:
- Bảo đảm tiêu chuẩn
công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
-
Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS là 821/858,
tỷ lệ 95,69%.
-
Tỉ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi đang học chương trình
GDPT (hoặc GD thường xuyên cấp THPT hoặc GD nghề nghiệp: 719/858, tỷ lệ 83,8%.
Xã Nam Chính duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 theo
Quyết định số 5046/QĐ- UBND ngày 08/10/2021
của UBND huyện Đức Linh.
* Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,05 % (6.093/6.225 người).
* Tổng lao động nông thôn
trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động
được tuyên truyền, phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp
thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn
phù hợp: 8.318/8.319 người, tỷ lệ
100%.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
- Tiểu tiêu chí 14.1, 14.2 đã được huyện thẩm tra, đánh giá đạt và
trình Sở Giáo dục và đào tạo thẩm định, công nhận đạt tại Quyết định số
2005/QĐ-SGDĐT ngày 04/11/2021.
- Tiểu tiêu chí 14.3, 14.4 Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình sở Lao động –
Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.11. Tiêu chí 15 về y tế:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ người
dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 90 % trở lên. Xã đạt tiêu chí
quốc gia về y tế (theo quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014). Tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤
24,2 %.
b) Kết quả thực hiện:
-
Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đến 31/10/2021 đạt 98,06% (14.062 người/14.340 tổng số dân).
-
Xã được công nhận duy trì đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã: Năm
2020 xã Nam Chính được UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là đơn vị duy trì đạt
chuẩn quốc gia về y tế theo quyết định 38/QĐ–UBND ngày 08/01/2021.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) 12,76%.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá đạt và trình Sở Y tế thẩm định tại Tờ trình số 223/TTr-UBND ngày
16/11/2021.
2.12. Tiêu chí 16 về văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn thôn văn hóa theo quy định cua Bô Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của địa phương được quản
lý, bảo vê, gìn giữ và phát huy giá trị. Thực hiên tốt các
quy định về nêp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Không để
xảy ra tình trạng ca hát trong đám, tiệc, karaoke lưu đông, kẹo kéo... sử dụng
âm thanh công suất lớn vi pham an ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và
bị người dân phản ánh.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua đánh giá kết quả thực
hiện các tiêu chí gia đình văn hóa năm 2021, Ban chỉ đạo đã họp và công nhận 3.839/3.946
hộ đạt gia đình văn hóa trên
tổng số hộ toàn xã, đạt 97,3 %; 100% cơ quan, đơn vị đăng ký đơn vị đạt chuẩn
văn hóa, tiếp tục giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, có 10/10 thôn được công nhận
thôn văn hóa.
- Các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh... của địa phương được quản lý, bảo vê, gìn giữ và phát
huy giá trị. Di tích Núi Dinh của địa phương được quản lý, bảo vệ, gìn
giữ và phát huy giá trị.
-
Trên địa bàn xã mọi người dân luôn thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội không để xảy ra mất ANTT.
- Tình trạng ca hát trong
đám, tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm thanh công suất đảm bảo đúng
quy định, không vi phạm an ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và chưa để
xảy ra phản ánh, kiến nghị của người dân về các sự việc nêu trên.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông
tin đã thẩm tra, đánh giá đạt và trình Sở Văn hóa – Thể thao và Du dịch thẩm
định tại Công văn số 177/VHTT ngày 5/11/2021.
2.13. Tiêu chí 17 về môi trường
và an toàn thực phẩm:
a) Yêu cầu:
- 17.1. Có hê thống cung cấp nước sinh hoạt
tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân trên địa bàn toàn xã.
- 17.2. Cảnh quan, không gian nông thôn sáng
– xanh – sạch – đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên
địa bàn toàn xã.
- 17.3. Thực hiện hiệu quả các giải pháp,
phương án cụ thể về bảo vê môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- 17.4. Tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu
chí môi trường theo hương dẫn tại Công văn số 2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017
của Sở Tài nguyên và
Môi
trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an
toàn
thực phẩm thuôc Bô tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai
đoan
2017-2020.
- 17.5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã
(nếu có), phải được trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung
quanh.
- 17.6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định ≥ 70%.
b) Kết quả thực hiện:
- Tiểu tiêu chí 17.1: Có hệ thống cung cấp nước
sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân trên địa bàn
toàn xã.
Qua điều tra, khảo sát Bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn năm 2021. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 3.980/4.033 hộ đạt
98,69%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch: 3.677/4.033 hộ đạt 91,17%.
Trên địa
bàn xã Nam Chính có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, dọc 02 bên tuyến đường
ĐT766 với chiều dài 11 km, hiện có hơn 480/634 hộ dân đang sử dụng, chiếm 75,70%
tổng số hộ dân dọc hai bên tuyến đường ĐT766. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có chủ
trương đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại địa phương với tổng chiều
dài hơn 33,8 km, dự kiến triển khai trong năm 2022 nên cơ bản đáp ứng được yêu
cầu bao phủ, sử dụng nước sạch của người dân địa phương trong thời gian tới.
- Tiểu tiêu chí 17.2: Cảnh quan, không gian nông thôn sáng - xanh - sạch
- đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn
xã.
Ngay từ đầu năm, UBND xã đã xây dựng và ban hành
kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường “ Sáng – Xanh –
Sạch – Đẹp” trong khu dân cư trên địa bàn xã
Nam Chính cụ thể như sau: Trên địa bàn
xã có 81 có tuyến đường trục thôn và liên thôn, với chiều dài là 44,232 km.
Trong đó; đã xây dựng được 72 tuyến đường xã, thôn, với chiều dài là 40,884 km
có đèn chiếu sáng (đạt tỷ lệ 92,43%); 22 tuyến đường xã, thôn có rãnh thoát
nước và được trồng cây Dầu, Hoàng Yến, cây Cau và cây Bằng Lăng Tím (đạt tỷ lệ
90%). Trong năm 2021, UBND
xã đã tổ chức trồng 120 cây Sao, 600 cây Hoàng Yến và 1050 cây Băng Lăng Tím và
450 cây Cau tại nhà Văn hóa xã và trên các tuyến đường chính và đường nhánh ở
10 thôn trên địa bàn xã. Theo kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của UBND xã Nam Chính, đăng ký trồng cây
xanh giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn xã Nam Chính là 50 nghìn cây xanh phân
tán và hoa các loại để hưởng ứng chương trình 01 tỷ cây xanh của Thủ tướng
Chính phủ.
- Tiểu tiêu
chí 17.3: Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Trên địa bàn xã Nam Chính 25 cơ sở sản
xuất, kinh doanh, chăn nuôi đều có đầy đủ hồ sơ môi trường và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ yếu hoạt động các ngành nghề như: Kinh
doanh phân bón, thuốc BVTV; kinh doanh xăng dầu; chăn nuôi, chế biến mủ cao su,
cụm công nghiệp. Qua đánh giá, hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn
về môi trường, đạt 100%. Các loại bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV phát sinh
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sau khi sử dụng xong người dân sẽ tự thu
gom, đưa vào 05 bể chứa để vận chuyển đi xử lý (05 bể chứa này được lắp đặt tại
các ngã ba, ngã tư đầu đường khu vực đồng ruộng của xã đang sản xuất). Hiện nay
trên địa bàn xã đã đầu tư các bể chứa để sau khi sử dụng người dân sẽ tự thu
gom đưa vào bể chứa. Bên cạnh đó, hằng năm UBND xã thường xuyên phối hợp với Đoàn Thanh niên,
Hội Nông dân xã và cùng với các hội đoàn thể, nhân dân ở thôn, các mạnh thường
quân trên đại bàn xã thực hiện công tác
thu gom, xử lý rác thải không để xẩy ra tình trạng bao bì đựng phân bón, các vỏ
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi
trường, đặt biệt là các khu vực trồng trọt, các kênh mương, ao hồ, sông suối,…
Hiện tại có 10/10 thôn đều đã xây dựng
Hương ước, quy ước thôn, trong đó có sự tham gia của tất cả các hộ gia đình, cơ
sở trên địa bàn cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy
định của địa phương.
Ngay từ đầu
năm, UBND xã đã ban hành quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 12/5/2021 về việc Ban hành Phương án Phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2021 và giai đoạn 2021 -
2025 trên địa bàn xã Nam Chính. (kèm theo Phương án phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn). Ngày
10/5/2021, UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 49/KH-UBND Triển khai công tác
Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn
xã Nam Chính. Ngày 27/5/2021, UBND xã ban hành Quyết định số 132/QĐ-UBND về
việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Nam
Chính năm 2021.
- Tiểu tiêu
chí 17.4. Trên cơ sở đạt Tiêu chí số 17 về Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2017-2020 theo hướng dẫn tại Công
văn số 2504/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21/6/2017 của Sở Tài nguyên & Môi trường
(được Sở Tài nguyên & Môi trường công nhận tại Công văn số 5675/
STNMT-CCQLĐĐ ngày 09/12/2019). UBND xã Nam Chính tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí số 17 về
Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã
nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020.
-
Tiểu tiêu chí 17.5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được
trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh.
Hiện tại trên địa bàn xã
Nam Chính có 01 bãi rác tập trung của huyện, với diện tích 6,5ha do Ban quản lý
Công trình công cộng huyện quản lý để làm bãi chôn lấp và Khu liên hợp xử lý
rác với diện tích 6,5ha được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH MTV môi trường
Đồng Thuận Phát để đầu tư nhà máy xử lý rác. Đối với diện tích Bãi chôn lấp rác
do Ban quản lý Công trình công cộng huyện quản lý được trồng cây xanh bao bọc
xung quanh, thường xuyên được Ban quản lý Công trình công cộng huyện xử lý hóa
chất, dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo môi trường.
Sau
khi Khu
liên hợp xử lý rác của Công
ty TNHH TMXD xử lý môi trường Đồng Thuận Phát đi vào hoạt động. UBND huyện sẽ từng bước đóng cửa Bãi rác tập trung huyện đảm bảo vệ sinh
môi trường theo quy định.
-
Tiểu tiêu chí 17.6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu
gom, xử lý theo đúng quy định.
Tình hình thực hiện công tác thu gom,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Hiện nay, trên địa bàn xã Nam Chính có 6 tổ thu
gom rác, vận chuyển rác thải sinh họat trên địa bàn trong khu dân cư trên 10
thôn, riêng tuyến đường dọc ĐT 766 thì tổ thu gom rác của Ban quản lý công
trình công cộng phụ trách thu gom. Qua đó, rác thải sẽ được phân loại tại nguồn
thành các loại riêng biệt như: Rác thải có thể tái chế, tái sử dụng được bán
phế liệu; rác thải hữu cơ dễ phân huỷ được ủ để làm phân bón cho cây trồng; rác
thải khó phân huỷ thì được thu gom để xử lý theo quy định.
Tình hình thực hiện việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải cụ thể như sau: Tổng số hộ đã tham gia: 3.633hộ/4.225 hộ Với khối lượng rác phát sinh được
thu gom hàng ngày trung bình khoảng 3.633kg/4.225kg (trung bình 01 hộ 01kg/ngày); đạt 86%. Đơn
vị phụ trách thu gom, vận chuyển: Tổ thu gom rác thải do UBND xã thành lập theo
Quyết định số 19, 20, 21, 22/QĐ-UBND ngày 20/02/2019. Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển; rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã Nam Chính gồm: 6 xe cơ giới. Cách thức phân loại: Phân
loại rác tại nguồn. Phương án chôn lấp chất thải rắn hữu cơ tại các hộ gia
đình: Không có. Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư: 03lần/tuần,
07 tấn/ngày. Trong đó: Đối với các tuyến đường đã có Dịch vụ vệ sinh thì các hộ
gia đình ký hợp đồng với Ban quản lý CTCC để thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
phát sinh của gia đình. Còn đối với các tuyến đường chưa có Dịch vụ vệ sinh thì
Tổ thu gom rác thải của địa phương sẽ đến thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
hộ gia đình sẽ được phân loại thành chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ: Chất
thải hữu cơ được xử lý bằng hình thức chôn lấp để làm phân bón cho cây trồng,
chất thải vô cơ thì được tái chế, bán phế liệu phần còn lại được thu gom xử lý
đúng theo quy định. Đối với những khu vực ngoài khu quy hoạch dân cư dân cư
thưa thớt, Tổ thu gom không thể đến thu gom rác thải được thì các hộ gia đình
thực hiện việc xử lý chất thải theo hướng dẫn của UBND xã: Tự xử lý bằng hình
thức chôn lấp (đào các hố đất để đổ rác xuống rồi lấp đất lại). Không được đổ
chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh rạch,… Ngoài ra, hàng tháng Đoàn
viên, thanh niên ra quân dọn vệ sinh môi trường các khu vực trung tâm xã, khu
vực công cộng như: Trường học, Đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà văn hóa các thôn,...
Tình hình tổ chức thu gom, xử lý phụ
phẩm nông nghiệp: Để giảm tải
cho môi trường và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất đã tận dụng lại các phụ phẩm
nông nghiệp (rơm, rạ, trấu, thân, cành cây trồng, chất thải từ chăn nuôi…)
để làm phân bón, làm chất đốt, hoặc làm thức ăn cho gia súc,… góp phần
giảm thiểu lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường. Lượng rác thải còn lại thì các hộ gia đình, cơ sở sản xuất
ký hợp đồng với Dịch vụ vệ sinh để thu gom, xử lý theo quy định. Trên địa bàn
xã không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công
cộng, gây cản trở giao thông. Rơm, ra được nhân dân dùng máy gom thành từng bó,
vận chuyển đi tiêu thụ, làm phân bón, thức ăn gia súc.
Tình hình phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn y tế: Xã Nam Chính có 01 trạm y tế, 01 Bệnh viện Đa
khoa khu vực Nam Bình Thuận và 01 Trung tâm y tế huyện đóng trên địa bàn. Rác
thải y tế được thu gom, phân loại thành chất thải sinh hoạt và chất thải nguy
hại. Đối với chất thải sinh hoạt thì hợp đồng với Ban quản lý Công trình công
cộng để thu gom; còn lượng rác thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý
tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận. Việc thu gom, xử lý rác thải nguy
hại của Trạm y tế, Trung tâm y tế và Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận
thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về quản lý chất thải y tế.
Tình hình thực hiện việc bố trí điểm
tập kết chất thải rắn: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh tập kết rác
trước ngõ, trước cơ sở của mình để Tổ thu gom rác và Ban quản lý công trình
công cộng đến thu gom. Rác thải được vận chuyển về bãi rác của huyện để xử lý
theo quy định. Đối với những khu vực dân cư thưa thớt, Tổ thu gom không thể đến
thu gom rác thải được thì các hộ gia đình thực hiện việc xử lý chất thải theo
hướng dẫn của UBND xã: Tự xử lý bằng hình thức chôn lấp (đào các hố đất để đổ rác xuống rồi lấp đất lại). Không được đổ
chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh rạch,…
- Kinh phí
đã thực hiện: 7.451 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương 2.451 triệu đồng,
Doanh nghiệp 5.000 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
-
Tiểu tiêu chí 17.1 phòng Nông nghiệp và PTNT đã thẩm tra đánh giá đạt và tham
mưu UBND huyện trình Sở Nông nghiệp và PTNT tham định tại Tờ trình số 212/TTr-UBND
ngày 08/11/2021.
-
Tiểu tiêu chí 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 phòng Tài nguyên và Môi trường đã
thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường
tham định tại Báo cáo số 537/BC-UBND ngày 07/10/2021.
2.14. Tiêu chí 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
a) Yêu cầu:
- 18.1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán
bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định
số 312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- 18.2. Các tổ chức
chính trị - xã hội đạt mức xếp loại cao nhất.
- 18.3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã (bao gồm các chức danh sau: Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch
UBND).
- 18.4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ
tục hành chính tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%.
- 18.5. 100% thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước công đồng.
- 18.6. Không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức, gây khó khăn,
phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đên mức xử lý kỷ luật
theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Kết quả thực hiện:
- Đến nay xã bố trí
sắp xếp được 22/22 cán bộ, công chức; cán bộ, công chức xã đã đạt chuẩn theo
Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số
quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Năm 2021, Đảng bộ xã Nam Chính đủ điều kiện đạt
tiểu chuẩn Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính quyền xã xếp loại Vững mạnh. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã được cấp có thẩm
quyền công nhận đạt mức cao nhất: Uỷ ban Mặt
trận TQVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, Hội Phụ nữ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội Nông Dân đạt hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội Cựu Chiến Binh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Xã có 02 cán bộ chủ chốt của xã là Nữ đó
là 01 Nữ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, 01 Phó Chủ tịch UBND xã.
- Về đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật: qua kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021
xã Nam Chính đạt 98 điểm theo bộ tiêu chí tiếp cận pháp luật, số điểm đánh giá sự hài lòng
của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính đạt 100 điểm. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 theo Quyết định số 5148/QĐ-UBND
ngày 19/10/2021 của UBND huyện Đức Linh.
- Có 10/10 thôn đã
xây dựng quy ước, hương ước và được UBND huyện Đức Linh phê duyệt tại Quyết
định số 5397/QĐ-UBND ngày 01/11/2021. Việc triển khai và tổ chức thực hiện quy
ước được cộng đồng dân cư chấp hành đúng theo quy định.
- Xã có ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt Năm Dân
vận chính
quyền theo chỉ đạo của cấp trên. Cán bộ, công chức ở xã thực hiện nghiêm túc
các nội dung của văn hóa công vụ theo Đề án Văn hóa công vụ đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018; tiên phong,
gương mẫu trong thực hiện “4 xin, 4 luôn” trong giao tiếp, ứng xử: Xin chào,
Xin lỗi, Xin cảm ơn, Xin phép; Luôn mỉm cười, Luôn nhẹ nhàng, Luôn lắng nghe,
Luôn giúp đỡ. Trong các năm từ 2016-2021 trên địa bàn xã không có cán bộ, công chức vi
phạm các chuẩn mực đạo đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân
nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
- Kinh phí đã thực hiện: 200
triệu đồng (Ngân sách huyện 200
triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
2.15. Tiêu chí 19 về quốc phòng và An ninh:
a) Yêu cầu:
- Không có khiếu kiện
đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập
nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp
hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một
hoặc
nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi
chính
sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến
trật
tự, an toàn xã hội; các vụ viêc này đã được giải quyêt đúng chính sách,
pháp
luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm
quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy
định
về thời hạn khiêu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận
từ 12
tháng trở lên).
- Không để xảy ra
trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về
tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng
quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144, 150, 168, 169, 170 của
Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Xã được công nhận
đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại
Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về
khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt
tiêu
chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
b) Kết quả thực hiện:
- Trong các năm, trên địa
bàn xã không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái
pháp luật. Không để xảy ra các vụ việc lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ
quan, trụ sở UBND xã, doanh nghiệp ... để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu
cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến
việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
- Trên địa bàn Không để xảy ra trọng án: Không để xảy ra vụ án
hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144, 150, 168,
169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”.
- Hàng năm, Đảng ủy, UBND đã ban hành
Nghị quyết, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT năm, trong
đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo
ANTT; chủ động phòng ngừa, giải quyết ổn định tình hình, giữ vững khu dân cư,
xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
và tiêu chí 19.2 về “Giữ vững an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên”.
Năm 2021 do dịch bệnh covid-19 nên không tổ chức họp dân để triển khai các
văn bản của các cấp về công tác ANTT ra dân nhưng địa phương vẫn tổ chức triển
khai cho các hộ dân ký cam kết đảm bảo ANTT theo Thông tư 23 của Bộ Công an: Tổng số hộ
ký cam kết thực hiện Thông tư 23 là 3.887, đạt tỷ lệ 95.86%.
- Trong
năm 2021, Ban chỉ đạo xã đã tập trung chỉ đạo Công an xã và các bên liên tịch
rà soát đánh giá, củng cố 5 mô hình tự quản, tự phòng về ANTT: mô hình “Ánh
sáng an ninh”; mô hình “Hội cựu chiến binh tham gia cảm hóa người lầm lỗi tại cộng
đồng dân cư”, mô hình“Nông dân tự phòng tự quản”, mô hình “Camera an nình
phòng, chống tội phạm” và mô hình “thôn tự quản phòng chống lây lan ma túy”.
Qua đó đã đề nghị thanh loại ba mô hình hoạt động không hiệu quả: “Hội cựu chiến
binh tham gia cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng
dân cư”, mô hình“Nông dân tự phòng tự quản”, mô hình “thôn tự quản phòng chống
lây lan ma túy”và đề nghị nhân rộng mô hình “Camera an nình phòng, chống tội phạm”.
Trong năm 2021, Ban chỉ đạo xã đã triển khai tiếp tục nhân rộng mô hình
“Camera an ninh” phòng chống tội phạm; vận động kinh phí xã hội hóa, nhân rộng,
lắp đặt 05 mắt camera nâng tổng số mắt Camera đang hoạt động
trên địa bàn xã là 33 mắt,với tổng
kinh phí là 58 triệu đồng. Đồng thời tiếp tục tham mưu nhân rộng mô hình trong
năm 2022.
- Kinh phí đã thực
hiện: 58 triệu đồng (Nhân dân đóng góp 58
triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Ban chỉ đạo phong trào
toàn dân Bảo vệ an ninh tổ quốc và PCTP, TNXH huyện
đã thẩm tra đánh giá đạt trình Công an tỉnh thẩm định tại Báo cáo số184/BC-BCĐ
ngày 08/11/2021.
3. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới:
Xã Nam
Chính không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
II. KẾT LUẬN
1. Về
hồ sơ: Hồ
sơ đầy đủ và đúng quy đinh theo Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về
việc ban hành quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét,
công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 2018 – 2020.
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới:
- Tổng số tiêu chí nông
thôn mới của xã Nam Chính đã được UBND huyện thẩm tra, đánh giá đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao tính đến thời điểm thẩm tra là 15/15 tiêu chí, đạt 100 %.
- Đối chiếu với quy định
thì xã Nam Chính đủ điều kiện trình UBND tỉnh xét, công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao năm 2021.
3.
Tình hình
nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới:
Trên địa bàn xã Nam
Chính không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
III. KIẾN NGHỊ:
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá hồ sơ để nghị xét,
công nhận xã Nam Chính đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021, UBND huyện
Đức Linh trình UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh
xem xét, thẩm định và công nhận xã Nam Chính đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
năm 2021./.
Nơi nhận: TM. UBND HUYỆN ĐỨC LINH
- UBND tỉnh; CHỦ TỊCH
- BCĐ các CT MTQG Tỉnh;
- Văn phòng ĐP. NTM tỉnh;
- TT. Huyện ủy;
- TT. HĐND huyện;
- UBMT TQVN huyện;
- Các Hội đoàn thể huyện;
- Chủ tịch, Phó CT. UBND huyện;;
- Chánh, Phó VP.HĐND&UBND
huyện;
- Thành viên BCĐ NTM huyện;
- UBND các xã;
- Lưu: VT, NN, CV. Thuận. Huỳnh Văn Tỉnh
Tên tiêu chí |
Nội dung các
chỉ tiêu nâng cao |
ĐVT |
Chỉ tiêu đạt |
Kết quả thực hiện |
Kết quả tự đánh giá của
xã |
Kết quả thẩm tra của
huyện |
I. NHÓM HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI |
Tiêu chí số 2: Giao thông. |
1.
Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: láng nhựa, bê
tông xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
92,43% |
Đạt |
Đạt |
2. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa
mưa; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực hiện theo Đề
án tiếp tục phát triển giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt tại Quyết định 466/QĐ-UBND ngày 19/2/2016. |
% |
100
(85% cứng hóa) |
100%
không lầy lội; 87,19 % cứng hóa |
Đạt |
Đạt |
3. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển
hàng hóa thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông
xi măng, cấp phối đá dăm, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
93,37 |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 3: Thủy lợi |
1. Tỷ
lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động theo
quy hoạch |
1.1.
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động. |
% |
≥
85 |
89,07% |
Đạt |
|
1.2. Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản
hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ tiêu 2.1.1 khi có diện tích nuôi
trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động. |
% |
≥
85 |
Cấp
nước chủ động tỷ lệ 98,84%. Thoát nước chủ động, tỷ lệ 87,82%. |
Đạt |
Đạt |
1.3. Tỷ lệ diện tích tiêu thoát nước cho sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. |
% |
≥
85 |
96,49% |
Đạt |
Đạt |
1.4. Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố
theo đề án kiên cố hóa kênh mương nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới
(thực hiện theo QĐ số 3151/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung đề án Kiên cố hóa kênh nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2020). |
% |
≥
80 |
118,08% |
Đạt |
Đạt |
1.5. Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng cạn chủ
lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước |
% |
≥
20 |
26,86% |
Đạt |
Đạt |
1.6. Tất cả các công trình thủy lợi trên địa
bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh
và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ |
2.1.
Tổ chức bộ máy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.2. Nguồn nhân lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.3. Hoạt động phòng, chống thiên tai được
triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.4. Về cơ sở hạ tầng thiết yếu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa |
1. Xã
có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân tập thể thao phục vụ sinh hoạt
văn hóa, thể thao toàn xã |
|
Tổ
chức hoạt động 02 lần/tháng, thu hút người dân tham gia tối thiểu 40% trở
lên/tổng số dân |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao
cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định |
|
Duy
trùy hoạt động thường xuyên thu hút trẻ em và người cao tuổi tham gia |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 8: Thông tin và Truyền thông |
1. Xã
có dịch vụ viễn thông, Internet. |
1.1.
Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại
hình dịch vụ điện thoại: trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng
viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
100 |
Đạt |
Đạt |
1.2. Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng ít nhất một trong hai loại hình truy nhập Internet: băng rộng cố định
mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
100 |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến
các thôn. |
Tỷ
lệ thôn có hệ thống loa còn hoạt động. |
% |
100 |
100 |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý, điều hành. |
3.1.
Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được
trang bị máy tính. |
% |
≥
90 |
100 |
Đạt |
Đạt |
3.2. Sử dụng tất cả các phần mềm ứng dụng: Hệ
thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống
một cửa điện tử; Trang thông tin điện tử hoặc cung cấp đầy đủ thông tin của
xã phục vụ công tác quản lý, điều hành theo quy định và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến của xã trên trang thông tin điện tử của huyện. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3.3. Tỷ lệ thủ tục hành chính một cửa cấp xã
được cập nhật vào phần mềm một cửa điện tử. |
% |
100 |
100% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư |
1.
Nhà tạm, dột nát |
|
Không |
Không
có nhà tạm nhà dột nát |
Đạt |
Đạt |
2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy
định. |
% |
≥
86 |
99,36% |
Đạt |
Đạt |
II.
NHÓM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT |
Tiêu
chí số 10: Thu nhập |
Thu
nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn |
Năm
2020 |
Triệu
đồng |
49 |
51,81
Triệu đồng |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 11: Hộ nghèo |
Tỷ lệ
hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định đối với vùng
(trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy
định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) |
|
Đạt |
0,81% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 12: Lao động có việc làm |
Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất |
1. Xã
có hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012. |
|
Đạt |
Có
HTX được thành lập và hoạt động theo Luật HTX |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị hàng hoá đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương. |
|
Đạt |
Có
mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đối với
cây trồng chủ lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
III. NHÓM VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG |
Tiêu chí số 14: Giáo dục và Đào tạo |
1.
Nâng cao trình độ dân trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở mức độ 3 |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo |
% |
≥
65% |
66,05% |
Đạt |
Đạt |
4. Tổng lao động nông thôn trong độ tuổi lao
động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được tuyên truyền,
phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát
triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp. |
% |
100% |
100 |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 15: Y tế |
1. Tỷ
lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế |
% |
≥
90 |
98,06% |
Đạt |
Đạt |
2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo quyết
định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014) |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
(chiều cao theo tuổi) |
% |
≤
24 |
6,83% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 16: Văn hóa |
1. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
|
Đạt |
10/10
thôn, đạt 100% |
Đạt |
Đạt |
2. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...
của địa phương được quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Không để xảy ra tình trạng ca hát trong đám,
tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm thanh công suất lớn vi phạm an
ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và bị người dân phản ánh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực
phẩm |
1. Có
hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95%
số hộ dân trên địa bàn toàn xã. |
|
Đạt |
Có hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt tập trung; có 480/634 hộ dân đang sử dụng, chiếm 75,70% |
Đạt |
Đạt |
2. Cảnh quan, không gian nông thôn sáng – xanh – sạch –
đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí môi
trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017 của Sở
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi
trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2017-2020. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được
trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định. |
% |
≥
70 |
86% |
Đạt |
Đạt |
IV. NHÓM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ |
Tiêu chí số 18: Hệ thống chính trị và tiếp
cận pháp luật |
1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán bộ Mặt
trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định số
312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt
mức xếp loại cao nhất |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã
(bao gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ
tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận
trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. 100% thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả
hương ước, quy ước cộng đồng. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn
mực đạo đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến
mức xử lý kỷ luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 19: An ninh trật tự |
1.
Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật,
như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc
cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều
vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách,
pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không
để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144,
150, 168, 169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về
an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của
Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN ĐỨC LINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-UBND Đức Linh, ngày tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO
Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao cho xã Vũ Hòa năm 2021
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày
10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về
Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/1/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số
05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hướng
dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ tài chính về quy định quản lý và
sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Chương trình hành động số 20 NQ/TU ngày 22/9/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bình Thuận (khoá XI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban
hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 3923/KH-UBND ngày 24/10/2017
của UBND tỉnh Bình Thuận về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức,
chung lòng xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày
07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định, điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 7 tháng 11
năm 2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân công sở, ngành phụ trách tiêu
chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày
26/07/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định tiêu chí, chỉ tiêu xã
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1140/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc hướng dẫn phương pháp thực hiện, cách đánh giá đạt tiêu chí 2
giao thông trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2018 – 2020;
Căn
cứ Công văn 1161/SGTVT-HTGT ngày 26/4/2019 của Sở Giao thông – Vận tải về
việc trình tự, thủ tục hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt tiêu chí
số 02 giao thông trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018 – 2020;
Căn cứ Công
văn số 1188/SNN-KHTC ngày 25/4/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về hướng
dẫn thực hiện tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 90/CCTL ngày 17/4/2020 của Chi
cục Thủy lợi Bình Thuận về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chi tiêu xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Hướng dẫn số 1000/HD-SVHTTDL ngày 15/5/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao lĩnh vực văn
hóa giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Hướng
dẫn số 06/HD-STTTT ngày 28/3/2019 của Sở Thông tin và truyền thông
hướng dẫn thực hiện thẩm tra, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao về tiêu chí Thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công
văn số 3993/SXD-QHKT ngày 28/11/2018 của Sở Xây dựng về việc thực hiện
tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020
đối với tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư;
Căn cứ Công văn số 1949/SLĐTBXHKHTC ngày
09/10/2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tạm thời
một số tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 thuộc ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Công
văn số 800/SGD&ĐT-MN&TH ngày 18/4/2019 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Công văn số 1431/SYT-NV ngày 27/4/2020 của
Sở Y tế về việc hướng dẫn hồ sơ thẩm định tiêu chí 15 về y tế và tiêu chí 17.8
y tế quản lý đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Công
văn số 1930/STNMT-CCBVMT ngày 06/5/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực
phẩm đối với tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công
văn số 529/TTN-TH ngày 03/5/2019 của Trung tâm nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh về hướng dẫn thực hiện tiểu tiêu chí 17.1 nâng cao và 7.4
kiểu mẫu.
Căn cứ Công
văn số 539/SNV-XDCQ ngày 13/3/2019 của Sở Nội vụ về hướng dẫn thực
hiện tiêu chí số 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Căn cứ Công văn số 564/UBND-KT ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 09/4/2021 của Huyện ủy Đức Linh về phấn đấu đến
năm 2025 đạt huyện nông thôn mới nâng cao;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 51/KHHĐ-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện Đức Linh
về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
915/QĐ-UBND ngày 01/03/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc giao chỉ tiêu thực
hiện Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm
2020;
Căn cứ Quyết định số
5230/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND huyện Đức Linh về việc thành lập đoàn
thẩm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao năm 2021;
Xét đề nghị của UBND xã Vũ
Hòa tại Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày 19/11/2021 về việc thẩm tra, đề nghị xét
công nhận xã Vũ Hòa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021;
Căn cứ kết quả thẩm tra,
đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên
địa bàn xã Vũ Hòa, UBND huyện Đức Linh báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng
cao của xã Vũ Hòa năm 2021, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THẨM TRA
Thời gian thẩm tra từ tháng 11/2021.
1. Về hồ sơ:
Số lượng gồm có 02 bộ hồ
sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của xã Vũ Hòa,
mỗi bộ gồm có:
- Tờ trình số Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày
19/11/2021 của UBND xã Vũ Hòa về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Vũ Hòa
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021.
- Báo cáo số 137/BC-UBND
ngày 19/11/2021 của UBND xã Vũ Hòa về kết quả xây dựng nông
thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận (kèm theo biểu tổng hợp kết quả thực hiện 15
tiêu chí).
- Báo cáo số 136/BC-UBND
ngày 18/11/2021 của UBND xã Vũ Hòa về tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thực
hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2021 của xã Vũ Hòa, huyện Đức
Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Biên bản cuộc họp ngày 18/11/2021
của UBND xã Vũ Hòa về họp đề nghị xét, công nhận xã Đông Hà đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2021.
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Vũ Hòa.
- Hình ảnh minh họa về
kết quả xây dựng nông thôn mới của xã.
2. Về kết quả thực hiện
các tiêu chí nông thôn mới:
2.1. Tiêu chí số 02 về giao
thông:
a) Yêu cầu:
- Đường trục thôn, bản, ấp và
đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa đat chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bô Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại thuận tiên quanh năm; cứng hóa mặt
đường kêt cấu tối thiểu: láng nhựa, bê tông xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi
cuội 85%.
- Đường ngõ, xóm sạch và không
lầy lội vào mùa mưa; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực
hiên theo Đề án tiêp tục phát triển giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyêt tại Quyết định 466/QĐ-UBND ngày 19/02/2016.
- Đường trục chính nội đồng đảm
bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối
thiểu: bê tông xi măng, cấp phối đá dăm, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội.
b) Kết quả thực hiện:
- Đường trục thôn và đường liên thôn: Chiều dài 30,523 km đã được
cứng hóa mặt đường kết cấu: Nhựa hóa, bê tông hóa, sỏi đỏ, sỏi cuội là 27,264
km, đạt 89,32%.
- Đường ngõ, xóm: Chiều dài 10,639 km không lầy lội vào mùa mưa
đạt 100%; đã cứng hóa mặt đường bằng kết cấu bêtông xi măng 9,230 km, đạt
86,76%.
- Đường giao thông nội đồng: Chiều dài 12,546 km đã được cứng hóa,
xe cơ giới đi lại thuận tiện; Cứng hóa mặt đường kết cấu: sỏi cấp phối là
10,846 km, đạt 86,45%.
- Kinh phí đã thực hiện: 29.852 triệu đồng (Ngân sách TW 8.405 triệu đồng, Ngân
sách tỉnh 10.723 triệu đồng, Ngân sách
huyện 3.217 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 7.506
triệu đồng).
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí.
2.2. Tiêu chí số 3 về thủy lợi:
a) Yêu cầu:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp
ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
b) Kết quả thực hiện:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động theo quy hoạch.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được
tưới chủ động: 764,48 ha/814,50
ha, tỷ lệ 93,86%.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
cấp nước chủ động: 53 ha/60 ha, đạt tỷ lệ 88,33 %.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được
tiêu, thoát nước chủ động: 52 ha/60 ha, tỷ lệ 86,67 %.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và
phi nông nghiệp được tiêu nước chủ động: 2.573,86 ha/2.586,17 ha, tỷ lệ 99,52 %.
+ Theo Quyết định 3234/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2017
của UBND tỉnh Bình Thuận, xã Vũ Hòa đã kiên cố hóa hoàn thành 318/330m (01 tuyến
Kênh N9), đạt 96,36% Kế hoạch.
+ Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng
cạn chủ lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước 21,50
ha/72 ha, đạt 29,86 %.
+ Các công trình thủy lợi
trên địa bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực
hiện duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. Xã Xã có
12,294 Km kênh mương thủy lợi do xã quản lý và có thành lập
tổ hợp tác dùng nước
theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính Phủ.
* Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT
tại chỗ:
-
Tổ chức bộ máy:
+ Có
Quyết định thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018
của Chính phủ, hàng năm được kiện toàn: Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 16/7/2021.
+ Có phân
công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban
Chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương: Tại Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 16/7/2021.
-
Nguồn nhân lực:
+ Có 100%
cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng, chống thiên tai
được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ: Hoàn thành công tác tập huấn PCTT vào năm
2019.
+ Có
Quyết định thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của
các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ
và
lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường
xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra: Quyết định số
123/QĐ-UBND ngày 18/5/2020.
+ Có
70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của
thiên tai được phổ biến kiến thức về Phòng, chống thiên tai: Hoàn thành
công tác tập huấn PCTT vào năm 2019.
-
Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu,
đáp ứng nhu cầu dân sinh:
TT
|
Nội dung yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Có kế
hoạch PCTT cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật PCTT, đáp ứng
yêu cầu về PCTT tại chỗ.
|
Kế hoạch số 31/KH-PCTT ngày 25/3/2021.
|
2
|
Có
phương án ứng phó với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên
địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình
hình đặc điểm thiên tai ở địa phương.
|
Quyết định
số 51/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND xã về việc phê duyệt phương án phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, trên địa bàn xã Vũ Hòa.
|
3
|
Ban
chỉ huy phòng, chống thiên tai
&TKCN cấp xã phải chuẩn bị, duy
trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số
lượng của từng loại vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
cho hoạt động phòng, chống thiên tai
theo kế hoạch được duyệt
|
- Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 25/3/2021 của UBND xã về huy động lực
lượng, vật tư, trang thiết bị và phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” phục
vụ công tác PCTT&TKCN; các hợp đồng nguyên tắc.
- Kế hoạch
số 32/KH-UBND ngày 25/3/2021 về chi tiết di dời người, tài sản và công tác hậu
cần phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2021
|
4
|
Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số
hộ gia đình, cá nhân trong vùng
thường xuyên bị thiên tai chủ động
chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện,
trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ
hoạt động phòng, chống thiên tai đáp
ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế
hoạch được duyệt và theo hướng dẫn
của Ban Chỉ đạo TW về Phòng, chống
thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm
cứu nạn
|
Đảm bảo theo quy định
|
5
|
Thực hiện thu và nộp quỹ PCTT hàng
năm theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP
ngày 17/10/2020 của Chính phủ và
Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày
24/4/2020 của UBND tỉnh về tổ chức và hoạt động của quỹ PCTT
|
Thực hiện thu và nộp quỹ PCTT hàng năm đảm
bảo theo quy định
|
6
|
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cộng đồng về phòng,
chống thiên tai hàng năm
|
Thực hiện đảm bảo, thường
xuyên qua nhiều hình thức
|
- Về cơ sở hạ tầng thiết yếu:
TT
|
Nội dung yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Quy
hoạch cơ sở hạ tầng: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào
các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi
trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có,
đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có);
100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an
toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn
trước thiên tai.
|
Đảm bảo
|
2
|
Thông
tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung
cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân
được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ; 100% những điểm có nguy cơ cao về
rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.
|
Đảm bảo
|
3
|
Thực
thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai: Tất cả các vụ vi
phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát
hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra,
phát hiện và ngăn chặn kịp
|
Đảm bảo
|
- Kinh phí thực hiện: 392 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 191 triệu đồng, Ngân sách
huyện 114 triệu đồng, Ngân sách xã 11 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 76 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu
chí. Đã được Sở nông nghiệp công nhận đạt chuẩn tại Công văn số 4237/SNN-CCTL
ngày 28/12/2020, hiện nay tiếp tục duy trì đạt chuẩn.
2.3. Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã có nhà văn
hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao
của toàn xã. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao
tuổi theo quy định.
b) Kết quả thực hiện:
- Đối với Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã:
Xã Vũ Hòa
có 1 nhà Văn hóa xã nằm trong khu vực
trung tâm của xã, được đầu tư xây dựng vào năm 2016 với tổng diện tích
353,22 m2 gồm: 02 phòng (Trong đó: 01 hội trường sức chứa 170 chỗ ngồi,
01 phòng chức năng như: truyền thanh, trong khuôn viên UBND xã có sân thể thao
đơn giản). Có công trình phụ như: Khu vực vệ sinh, vườn hoa. Có đầy đủ hệ thống
âm thanh, điện thắp sáng, giá, tủ, khánh tiết, bàn ghế). Có sân bê tông khuôn
viên cây xanh và một sân khấu 70m2 trong trung tâm văn hóa để phục vụ
các chương trình lễ hội, văn nghệ của địa phương. Hàng tháng có tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ quần chúng và các hoạt động thể thao được tổ chức thường
xuyên.
Ngoài ra,
trên địa bàn xã còn có 01 sân vận động của xã với diện tích 9.170 m2.
Đây là nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho thanh thiếu niên và toàn
thể người dân trên địa bàn. Xã có 06 nhà văn hóa của 06 thôn, đồng thời là điểm
vui chơi giải trí của TTN và người cao tuổi. Ngoài ra trên địa bàn còn có các
loại hình vui chơi, giải trí theo mô hình xã hội hóa để cho nhân dân tham gia
rèn luyện sức khỏe như Hồ bơi, Trung tâm tập Gym ...
- Đối với điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi:
Xã Vũ Hòa sử dụng
nhà văn hóa xã và sân vận động làm điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, trên địa bàn xã có thành lập 03 Câu lạc bộ thu hút hàng
trăm thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn định kỳ hàng ngày, hàng tuần. Ngoài
việc hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ còn diễn ra các hoạt động thể dục
thể thao các Trung tâm, Sân vận động xã và nhà văn hóa thôn như: Trung tâm tập
Gym, Hồ bơi, Sân vận động xã, trung tâm học tập công đồng vào những ngày thứ 7,
chủ nhật thu hút hàng trăm người tham gia.
- Kinh phí thực hiện:
2.120 triệu đồng (Ngân sách TW 942 triệu
đồng, Ngân sách tỉnh, 800 triệu đồng, Ngân sách huyện 350 triệu đồng, Ngân sách
xã 28 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Đã được Sở Văn hóa –
Thể thao và Du lịch thẩm định công nhận đạt tại Công văn số 1318/SVHTTDL ngày
25/5/2021.
2.4. Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông:
a) Yêu cầu: Xã có điểm
phục vụ bưu chính. Xã có dịch vụ viễn thông, internet. Xã có đài truyền thanh
và loa đến các thôn. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
điều hành.
b) Kết quả thực hiện:
- Điểm phục vụ bưu chính: Trên địa
bàn xã có Bưu điện Văn hóa được hoạt động trở lại theo Quyết định số
599/QĐ-BĐBTN ngày 13/09/2010 của Bưu điện tỉnh Bình Thuận. Địa điểm của Bưu điện
đặt tại tổ 3 thôn 4 xã Vũ Hòa đảm bảo việc gửi, nhận thư, gói, kiện hàng bưu phẩm.
Thời gian mở cửa sáng: từ 7h – 11h00, chiều: từ 14h00 – 16h00 (thứ 7, chủ nhật:
nghỉ).
- Dịch vụ viễn thông internet: Có 6/6
thôn trong xã được phủ sóng dịch vụ điện thoại, có hạ tầng kỹ thuật viễn thông
đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập internet ADSL, dịch vụ internet trên mạng
viễn thông di động mặt đất. Trên địa bàn xã có 06 trụ tiếp phát sóng BTS của
các nhà mạng Viettel, Mobifone, VNPT; Toàn xã có 01 điểm truy cập internet đang
hoạt động tại thôn 3.
- Về đài truyền thanh, hệ
thống loa: Đài truyền thanh của xã đã được đầu tư từ năm 2006 và đã
được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần, năm 2019 đã được đại tu thay thế bằng các cụm
loa tập trung đặt tại các thôn 1, 2, 6 mỗi thôn có 02 cụm, thôn 3, 4, 5 mỗi
thôn 1 cụm, tại UBND xã 1 cụm. Tổng toàn xã có 10 cụm, mỗi cụm gồm 04 loa, từ
khi nâng cấp thay thế đến nay các cụm loa đều hoạt động tốt. Đài truyền thanh
xã đã được cấp giấy phép sử dụng tầng số và thiết bị vô tuyến điện, giấy phép số
267799/TTKD-GH2 ngày 16/11/2017 do Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực VII
thuộc Cục tầng số vô tuyến điện cấp. Thời lượng phát sóng của hệ thống Đài truyền
thanh xã bình quân 03 giờ/ngày (sáng: từ 5h00’ đến 6h30’ chiều: từ 17h00’ đến
18h30’).
- Về ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý điều hành: tổng số máy Vi tính của cơ quan là 25 máy, CBCC
cơ quan là 21 CBCC, có 100% cán bộ công chức của xã được trang bị máy tính, số
máy tính được kết nối mạng LAN là 23/25 máy, có 02 máy không nối mạng gồm máy
tính văn phòng Đảng ủy và máy tính Ban chỉ huy quân sự xã vì lý do bảo mật bí mật
nhà nước.
+ Hệ thống quản lý
văn bản và điều hành của xã được cán bộ công chức và UBND xã khai thác sử dụng
có hiệu quả. Các văn bản đi và đến đều được truyền đi bằng hệ thống quản lý văn
bản, có trên 80% văn bản đến được được cập nhật vào phần mềm; 100% văn bản do
UBND xã ban hành được ký số và trao đổi liên thông qua hệ thống quản lý văn bản
và điều hành.
+ Hệ thống thư điện
tử công vụ (mail công vụ) được khai thác và sử dung có hiệu quả, có 100% CBCC
được cấp hộp thư điện tử công vụ, trong đó có 21/23 người sử dụng hộp thư điện
tử thường xuyên đạt bình quân gửi, nhận trên 0,25 lần/ngày (đạt 90 %).
+ Trang thông tin
điện tử của xã trên trang thông tin của huyện được cập nhật kịp thời, đầy đủ
các thông tin giới thiệu về địa phương, thông tin cán bộ lãnh đạo của xã và các
tin tức, bài viết tin gửi về cổng thông tin điện tử huyện Đức Linh đều đặn kịp
thời những thông tin của địa phương.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham tra, đánh
giá đạt và gửi hồ sơ trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định theo Công văn
số 176/VHTT ngày 05/11/2021.
2.5. Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư:
a) Yêu cầu: Nhà tạm, dột
nát không. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định 86%.
b) Kết quả thực hiện:
- Không còn nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu
chuẩn theo quy định: 2.160 căn/2.203 căn, đạt 98,05%.
- Kinh phí thực hiện:
25.355 triệu đồng. (Ngân sách tỉnh 300
triệu đồng, Ngân sách huyện
610 triệu đồng, Doanh nghiệp đóng góp 240 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 24.205
triệu đồng).
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Đã
được Sở Xây dựng công nhận đạt chuẩn tại Công văn số 504/SXD-QHKT ngày
08/02/2021.
2.6. Tiêu chí số 10 về thu nhập:
a) Yêu cầu: Thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn năm
2020 là 49 triệu đồng.
b) Kết quả thực hiện:
Thực hiện Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014
của Tổng cục thống kê và công văn số 87/CTK-NN ngày 17/5/2017 của Cục thống kê
Bình Thuận, về việc hướng dẫn phương pháp tính tiêu chí về thu nhập (tiêu chí
số 10). Qua khảo sát điều tra theo hệ thống biểu mẫu hướng dẫn của cơ quan
thống kê tổng số người trên địa bàn tại thời điểm là 8.120 người, tổng thu nhập trên địa bàn xã năm
2021 là 401.378 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm
2021 là 49,43 triệu đồng/người/năm.
c) Đánh
giá: Đạt so với yêu cầu của tiêu chí. Đã
được Cục Thống kê công nhận đạt chuẩn tại Quyết định số 111/QĐ-CTK ngày
19/10/2021.
2.7. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm
từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định đối với vùng (trừ các trường hợp thuộc diện
bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do
bệnh hiểm nghèo) ≤ 2,5%.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua kết
quả bình xét hộ nghèo năm 2021, có 30 hộ nghèo, tỷ lệ
1,27%, trong đó có 07 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, tỉ lệ hộ nghèo nông thôn mới
của xã là 0,98%.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND trình sở Lao động –
Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 25/10/2021.
2.8. Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm:
a) Yêu cầu: Giải quyêt viêc làm cho lao
đông nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông thôn và tổ
chức lại sản xuất.
b) Kết quả thực hiện:
- Qua kết quả rà soát lao động đến nay toàn xã có 4.964
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Trong đó, số người trong độ
tuổi lao động có việc làm là 4.584 người,
chiếm tỷ lệ 92,34 %.
- Số lao động nông
thôn được giải quyết việc làm thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tổ chức lại sản xuất đạt 100%.
- Kinh phí
đã thực hiện: 774 triệu đồng (vốn vay tín dung 774 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND trình sở Lao động –
Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.9. Tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất:
a) Yêu cầu: Xã có hợp tác
xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Xã có mô hình
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã
đảm bảo chất lượng, an
toàn thực phẩm và gắn vơi định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa
phương. Xã có thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ
lực.
b) Kết quả thực hiện:
*
Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy
định của Luật Hợp tác xã năm 2012:
- Trên địa bàn xã Vũ Hòa có HTX Rau
an toàn Tiến Phát, Hợp tác xã Rau an toàn Tiến Phát được thành lập vào ngày
30/8/2019 gồm 07 thành viên, tổng vốn điều lệ 210 triệu đồng, với ngành nghề
kinh doanh: mua bán phân bón, hạt giống, thiết bị, sản xuất rau. HTX đang hoạt
động theo quy định. Giấy Chứng nhận đăng ký HTX Rau an toàn Tiến Phát số
3401193890 do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đức Linh cấp ngày 11/09/2019.
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu số 401/ĐKMCD ngày 18/9/2019 do Phòng CSQLHC
về TTXH, Công an tỉnh Bình Thuận cấp. Giấy Chứng nhận Đăng ký thuế Rau an toàn
Tiến Phát: 3401193890, ngày 11/9/2019. Có danh sách thành viên (07 người); danh
sách thành viên HĐQT (03 người); danh sách Ban Kiểm soát (01 người);
- Hợp tác xã có ít
nhất 01 loại hình dịch vụ cơ bản, thiết yếu để phục vụ thành viên Hợp tác xã: Hợp tác xã rau an toàn Tiến Phát, xã
Vũ Hòa đã thực hiện và duy trì tốt hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau cho các
thành viên; hoạt động dịch vụ trồng trọt (cung cấp giống, phân, ….cho các thành
viên HTX) theo như các ngành nghề đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký HTX số
3401193890.
- Theo
Báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã sản xuất Rau
an toàn Tiến Phát khá ổn định với doanh thu năm 2020 đạt 221.760.000 đồng và
lợi nhuận đạt 98.272.000 đồng; năm 2021 là 315.615.000 đồng, chi phí hoạt động
là 197.531.000 đồng; lợi nhuận là 118.004.000 đồng.
- Hợp
tác xã sản xuất Rau an toàn Tiến Phát, xã Vũ Hòa đảm bảo cơ cấu số thành viên
tối thiểu là 07/07 người theo quy định tại Điều 3 – Luật Hợp tác xã năm 2012;
Hợp tác xã luôn có chính sách khuyến khích mở rộng số thành viên tham gia trong
thời gian tới.
- Tham gia
chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực của xã, đặc biệt là tiêu thụ sản
phẩm: Về cơ bản, Hợp tác xã sản xuất
Rau an toàn Tiến Phát, xã Vũ Hòa đã tham gia thực hiện nhiều khâu trong chuỗi
giá trị sản xuất tại địa phương xã Vũ Hòa như: dịch vụ lắp đặt hệ thống ống
trồng rau; cung ứng các loại hạt giống, đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2019,
Hợp tác xã đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Đỗ Nguyễn Minh
với thời hạn 03 năm, sản lượng 50tấn/năm. Năm 2020-2021, trên địa bàn xã có
thêm mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa Tổ hợp tác trồng, chăm
sóc và khai thác cây cao su với Doanh nghiệp tư nhân Cao Su Thanh Minh với sản
lượng mủ nước 1.640,3 tấn/năm.
* Xã có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa
đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm và gắn vơi định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của
địa phương:
- Hợp tác xã rau an toàn Tiến Phát có
hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ổn định với Công ty TNHH
Một thành viên Đỗ Nguyễn Minh, sản lượng 50 tấn/năm; niên hạn hợp đồng ký kết
là 03 năm; HTX rau an toàn Tiến Phát có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy sản Bình Thuận
cấp ngày 10/9/2020; Giấy chứng nhận VietGAP với mã số: VietGAP-TT-12-02-60-0036
do Công ty cổ phần chứng nhận GLOBALCERT cấp ngày 15/7/2020.
- Tổ hợp
tác trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm với Doanh nghiệp tư nhân cao su Thanh Minh với thời hạn 5 năm với
quy mô 203ha, sản lượng trung bình 1.644,3 tấn mủ nước/năm. Thời hạn hợp đồng
là 5 năm.
* Xã có thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối
với cây trồng chủ lực: Việc thực hiện cơ giới hóa được áp dùng
đồng bộ trên tất cả các khâu trong quy trình sản xuất. Ở một số khâu ở từng loại cây trồng cơ giới hóa đến 100%
như: cây lúa từ khâu làm đất đến thu hoạch đều áp dụng cơ giới hóa; Cây rau
tưới chủ động 100%; Cây cao su tưới chủ động, phun thuốc 100%, làm cỏ ...
- Kinh phí thực hiện: 291 triệu đồng.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Đã được Sở Nông nghiệp
và PTNT thẩm định công nhận đạt tại Công văn số 258/SNN-CCPTNT ngày 28/01/2021.
2.10. Tiêu chí 14 về Giáo dục và đào tạo:
a) Yêu cầu:
- Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Đạt chuẩn và duy trì phổ
cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3.
- Tỷ lệ lao động có việc
làm qua đào tạo ≥ 65 %.
- Tổng lao động nông thôn trong
độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao đông được
tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách của Nhà nươc và được cung cấp thông
tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù
hợp.
b) Kết quả thực hiện:
* Nâng cao trình độ dân
trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-25: 1.627/1.627 người, tỷ
lệ 100%.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-35: 3.720/3.721 người, tỷ
lệ 99,97%.
-
Tổng số người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15-60: 6.480/6.741 người, tỷ
lệ 96,13%.
* Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3. Cụ
thể là:
- Đảm bảo tiêu chuẩn công nhận
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1
là 157/157 trẻ, tỷ lệ 100%.
-
Tổng số trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu là 128/129, tỷ lệ 99,2%. Số
trẻ 11 tuổi còn lại đang học tiểu học 1/129 trẻ, tỷ lệ 0,8%.
*
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3. Cụ thể là:
-
Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở
mức độ 2.
-
Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi đã tốt nghiệp THCS là 571/593 em,
tỷ lệ 96,29%.
-
Tổng số thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học THPT, GDTX
và giáo dục nghề nghiệp là 507/593 em, đạt tỷ lệ 85,5%.
Xã Vũ Hòa duy trì đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 theo Quyết định số 5046/QĐ- UBND ngày 08/10/2021 của UBND huyện Đức
Linh.
* Tỷ lệ lao động qua đào tạo 69,94
% (3.544/5.067 người).
* Tổng lao động nông thôn
trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động
được tuyên truyền, phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp
thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù
hợp: 4.584/4.584 người, tỷ lệ 100%.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
- Tiểu tiêu chí 14.1, 14.2 đã được huyện thẩm tra, đánh giá đạt và
trình Sở Giáo dục và đào tạo thẩm định, công nhận đạt tại Quyết định số
2005/QĐ-SGDĐT ngày 04/11/2021.
- Tiểu tiêu chí 14.3, 14.4 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã thẩm tra, đánh giá đạt và tham
mưu UBND huyện trình sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định tại Tờ trình
số 229/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
2.11. Tiêu chí 15 về y tế:
a) Yêu cầu: Tỷ lệ người
dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 90 % trở lên. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo quyết định số
4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤ 24,2 %.
b) Kết quả thực hiện:
-
Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đến 31/10/2020 đạt 100,73% %
(8.296/8.236 người).
-
Xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế được công nhận tại Quyết định số 38/QĐ-UBND
ngày 08/01/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc công nhận các đơn vị duy trì
đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) 13,10% (104 trẻ /794 trẻ
em).
-
Kinh phí thực hiện: 17.745 triệu đồng. (Ngân
sách nhà nước: 1.418 triệu đồng. Kinh phí nhân dân mua bảo hiểm y tế toàn xã:
16.327 triệu đồng).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. UBND huyện đã thẩm tra,
đánh giá đạt và trình Sở Y tế thẩm định tại Tờ trình số 223/TTr-UBND ngày
16/11/2021.
2.12. Tiêu chí 16 về văn hóa:
a) Yêu cầu: Xã
có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa theo quy định cua Bô
Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của địa
phương được quản lý, bảo vê, gìn giữ và phát huy giá trị.
Thực hiên
tốt các quy định về nêp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Không để xảy ra tình trạng ca hát trong đám, tiệc, karaoke lưu đông, kẹo kéo...
sử dụng âm thanh công suất lớn vi pham an ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân
dân và bị người dân phản ánh.
b) Kết quả thực hiện:
- Tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí gia đình văn hóa, thôn văn
hóa và thực hiện đăng ký gia đình văn hóa năm 2021. Qua đánh giá kết quả thực
hiện các tiêu chí gia đình văn hóa năm 2021, Ban chỉ đạo đã họp và công nhận có
06/06 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt 100%.
- Xã
không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trên địa bàn xã mọi người dân luôn
thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và
lễ hội không để xảy ra mất ANTT.
- Tình trạng ca
hát trong đám, tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm thanh công suất
đảm bảo đúng quy định, không vi phạm an ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân
dân và chưa để xảy ra phản ánh, kiến nghị của người dân về các sự việc nêu
trên.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Phòng Văn hóa và Thông
tin đã thẩm tra, đánh giá đạt và trình Sở Văn hóa – Thể thao và Du dịch thẩm
định tại Công văn số 177/VHTT ngày 5/11/2021.
2.13. Tiêu chí 17 về môi trường
và an toàn thực phẩm:
a) Yêu cầu:
- 17.1. Có hê thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung
đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân trên địa bàn toàn xã.
- 17.2. Cảnh quan, không gian nông thôn sáng – xanh –
sạch – đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn
toàn xã.
- 17.3. Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ
thể về bảo vê môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- 17.4. Tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí môi
trường theo hương dẫn tại Công văn số 2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017 của Sở
Tài nguyên và
Môi trường về
việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an
toàn thực phẩm
thuôc Bô tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai
đoan 2017-2020.
- 17.5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có),
phải được trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh.
- 17.6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định ≥ 70%.
b) Kết quả thực hiện:
- Tiểu tiêu chí 17.1: Có hệ thống cung cấp nước
sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95% số hộ dân trên địa bàn
toàn xã.
Qua điều tra, khảo sát Bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn năm 2021. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 3.980/4.033 hộ đạt
98,69%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch: 3.677/4.033 hộ đạt 91,17%.
Dự án đầu tư xây dựng
hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung của Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh
Bình Thuận đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đã đầu tư thi
công đường ống chính dọc tuyến đường ĐT.720 khu vực thôn 4 và thôn 6 phục vụ
cho 144 hộ dân, các hộ dân đã làm đơn đăng ký vơi nhà máy nước Võ Xu nhưng do
tình dịch covid -19 nên mới thi công lắp đặt được cho 7 hộ dân. Ngoài ra, Dự án
mở rộng tuyến ống cấp nước xã Vũ Hòa với kinh phí 14.600 triệu đồng do Trung
tâm nước sạch và VSMT tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư, dự án đầu tư trong giai
đoạn 2021-2025 sẽ cung cấp nước sinh hoạt đến từng hộ gia đình trên địa bàn
toàn xã.
- Tiểu tiêu chí 17.2: Cảnh quan, không gian nông
thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa
phương trên địa bàn toàn xã.
UBND xã Vũ Hòa đã xây dựng Kế hoạch tổ chức vận
động nhân dân thực hiện xây dựng tuyến đường “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” trong
khu dân cư trên địa bàn xã Vũ Hòa. Cụ thể như sau: Trên
địa bàn xã có 66 tuyến đường đường trục xã, trục thôn, xóm với chiều dài 41km;
trong đó có 55 tuyến với chiều dài 36,514km đường có hệ thống đèn chiếu sáng
(đạt tỷ lệ 89,10%); có 37 tuyến đường với chiều dài 26,451km có rãnh thoát nước
và được trồng cây Hoàng Yến (đạt tỷ lệ 64,51%). Trong năm 2020, UBND xã đã tổ chức trồng 200 cây
Dầu, 4.550 cây Hoàng Yến và 400 cây Băng Lăng trên các tuyến đường chính và
đường nhánh ở 06 thôn trên địa bàn xã. Năm 2021, UBND xã triển khai trồng
1000 cây các loại như: Cây sao, cây cau lùn, cây hoa giấy, cây hoa Hoàng Yến
trên địa bàn 6 thôn.
- Tiểu tiêu
chí 17.3: Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Trên địa bàn xã Vũ Hòa có 14 cơ sở sản
xuất, kinh doanh, chăn nuôi đều có đầy đủ hồ sơ môi trường và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ yếu hoạt động các ngành nghề như: Kinh
doanh phân bón, thuốc BVTV; kinh doanh xăng dầu; sản xuất gạch. Qua đánh giá,
hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường, đạt 100%.
+ Các loại bao bì, chai lọ đựng hóa
chất BVTV phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sau khi sử dụng xong
người dân sẽ tự thu gom, đưa vào 03 bể chứa để vận chuyển đi xử lý (03 bể chứa
này được lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư đầu đường khu vực đồng ruộng của xã
đang sản xuất). UBND xã Vũ Hòa đã làm việc với các đại lý bán phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật liên hệ với Công ty cung cấp cam kết sẽ thu gom, vận chuyển tận
dụng lại các bao bì, chai lọ đựng hóa chất, thuốc BVTV.
+ Bên cạnh đó, hàng năm UBND xã thường
xuyên phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã thực hiện công tác thu gom,
xử lý rác thải không để xẩy ra tình trạng bao bì đựng phân bón, các vỏ thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường,
đặt biệt là các khu vực trồng trọt, các kênh mương, ao hồ, sông suối,…
+ Có Hương ước, quy ước về bảo vệ môi
trường hoặc Hương ước, quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường đối với từng
khu dân cư: Hiện tại có 6/6 thôn đều đã xây dựng Hương ước, quy ước thôn, trong
đó có sự tham gia của tất cả các hộ gia đình; cơ sở sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy định
của địa phương. Ngày
25/03/2021, UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 30/KH-UBND về phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 trên địa bàn xã Vũ Hòa. Ngày 16/7/2021, UBND xã
ban hành Quyết định số 259/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Vũ Hòa.
- Tiểu tiêu
chí 17.4. Trên cơ sở đạt Tiêu chí số 17 về Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2017-2020 theo hướng dẫn tại Công
văn số 2504/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21/6/2017 của Sở Tài nguyên & Môi trường
(được Sở Tài nguyên & Môi trường công nhận tại Công văn số 360/
STNMT-CCQLĐĐ ngày 27/01/2021). UBND xã Vũ Hòa tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí số 17 về
Môi trường an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã
nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020.
-
Tiểu tiêu chí 17.5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được
trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh.
Trên địa bàn
xã Vũ Hòa không có bãi rác tập trung; rác thải sinh hoạt được Tổ thu gom và Ban
quản lý công trình công cộng huyện đưa về Bãi rác tập trung của huyện để xử lý.
- Tiểu tiêu
chí 17.6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom, xử
lý theo đúng quy định.
+ Tình hình thực hiện công tác thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Năm
2012, UBND xã đã xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa
bàn xã Vũ Hòa; đồng thời ra Quyết định thành lập Ban quản lý tổ chức theo dõi
việc thu gom và xử lý rác thải; Quyết định thành lập Tổ thu gom rác thải sinh
hoạt trong nhân dân để giải quyết vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra. Qua đó,
rác thải sẽ được phân loại tại nguồn thành các loại riêng biệt như: Rác thải có
thể tái chế, tái sử dụng được bán phế liệu; rác thải hữu cơ dễ phân huỷ được ủ
để làm phân bón cho cây trồng; rác thải khó phân huỷ thì được thu gom để xử lý
theo quy định. Tình hình thực hiện việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụ
thể như sau: Tổng số hộ đã
tham gia: 1.917 hộ/2.250 hộ (Trong khu dân cư). Với khối lượng rác phát sinh
được thu gom hàng ngày trung bình khoảng 1.917kg/2.250kg (trung bình 01 hộ 01kg/ngày); đạt 85,20%. Đơn
vị phụ trách thu gom, vận chuyển: Tổ thu gom rác thải do UBND thành lập theo
Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 15/12/2016. Chủng loại, số lượng phương tiện vận
chuyển: Rác thải sinh hoạt, 1 xe cơ giới. Cách thức phân loại: Phân loại rác
tại nguồn. Phương án chôn lấp chất thải rắn hữu cơ tại các hộ gia đình: Không
có. Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư: 2 lần/tuần, 6,7
tấn/ngày. Vị trí điểm trung chuyển: Không có. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
từ hộ gia đình sẽ được phân loại thành chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ:
Chất thải hữu cơ được xử lý bằng hình thức chôn lấp để làm phân bón cho cây
trồng, chất thải vô cơ thì được tái chế, bán phế liệu phần còn lại được thu gom
xử lý đúng theo quy định. Ngoài ra, hàng
tháng Đoàn viên, thanh niên ra quân dọn vệ sinh môi trường các khu vực trung
tâm xã, khu vực cộng như: Trường học, Đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà văn hóa các
thôn,...
+ Tình hình tổ chức thu gom, xử lý phụ
phẩm nông nghiệp: Để giảm tải
cho môi trường và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất đã tận dụng lại các phụ phẩm
nông nghiệp (rơm, rạ, trấu, thân, cành cây trồng, chất thải từ chăn nuôi…)
để làm phân bón, làm chất đốt, hoặc làm thức ăn cho gia súc,… góp phần
giảm thiểu lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường. Lượng rác thải còn
lại thì các hộ gia đình, cơ sở sản xuất ký hợp đồng với Dịch vụ vệ sinh để thu
gom, xử lý theo quy định. Trên địa bàn xã không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài
đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, gây cản trở giao thông.
+ Tình hình phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn y tế: Xã Vũ Hòa có 01 Trạm y tế xã được thu gom,
phân loại thành chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Đối với chất thải
sinh hoạt thì hợp đồng với Dịch vụ vệ sinh để thu gom, còn lượng rác thải nguy
hại được thu gom và xử lý tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận. Việc
thu gom, xử lý rác thải nguy hại của Trạm y tế thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y
tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
+ Tình hình thực hiện việc bố trí điểm
tập kết chất thải rắn: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh tập kết rác
trước ngõ, trước cơ sở của mình để Tổ thu gom rác và Ban quản lý công trình
công cộng huyện đến thu gom. Rác thải được vận chuyển về bãi rác của huyện để
xử lý theo quy định. Đối với những khu vực dân cư thưa thớt, Tổ thu gom và Ban
quản lý công trình công cộng huyện không thể đến thu gom rác thải được thì các
hộ gia đình thực hiện việc xử lý chất thải theo hướng dẫn của UBND xã: Tự xử lý
bằng hình thức chôn lấp (đào các hố đất
để đổ rác xuống rồi lấp đất lại). Không được đổ chất thải ra đường, ao hồ,
sông suối, kênh rạch,…
-
Kinh phí thực hiện: 4.188 triệu đồng (Ngân sách TW).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
- Tiểu tiêu chí 17.1 phòng Nông nghiệp và PTNT đã thẩm tra đánh giá đạt
và tham mưu UBND huyện trình Sở Nông nghiệp và PTNT tham định tại Tờ trình số
231/TTr-UBND ngày 22/11/2021.
-
Tiểu tiêu chí 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 phòng Tài nguyên và Môi trường đã
thẩm tra, đánh giá đạt và tham mưu UBND huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường
tham định tại Báo cáo số 404/BC-UBND ngày 03/8/2021.
2.14. Tiêu chí 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
a) Yêu cầu:
- 18.1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán
bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định
số 312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- 18.2. Các tổ chức
chính trị - xã hội đạt mức xếp loại cao nhất.
- 18.3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ
chốt ở xã (bao gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó
chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND).
- 18.4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận trong năm
được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%.
- 18.5. 100% thôn xây dựng và thực
hiện hiệu quả hương ước, quy ước công đồng.
- 18.6. Không có cán bộ, công chức vi
phạm các chuẩn mực đạo đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân
nhưng chưa đên mức xử lý kỷ luật
theo kết luận của
cơ quan có thẩm quyền.
b) Kết quả thực hiện:
- Đến nay
xã bố trí sắp xếp được 21/21 cán bộ, công chức; có 21 cán bộ, công chức xã đã đạt
chuẩn theo Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn
một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Năm 2021
qua đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của xã được cấp có thẩm
quyền công nhận như sau: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
Hội Nông Dân đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hội Cựu chiến binh xuất sắc
nhiệm vụ, Hội Phự nữ đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ, UBMTTQVN đạt hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Đảng bộ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, UBND xã đạt loại vững
mạnh.
- Xã có 01
cán bộ chủ chốt của xã là nữ đó là 01 Phó Chủ tịch UBND xã.
- Tỷ lệ hồ sơ, thủ
tục hành chính tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt 100%. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 theo quy định.
- Có 06/06 thôn đã
xây dựng Quy ước và đã được UBND huyện Đức Linh phê duyệt tại Quyết định số
1101/QĐ-UBND ngày 13/11/2020. Việc triển khai và tổ chức thực hiện quy ước được
cộng đồng dân cư chấp hành đúng theo quy định.
- Xã có
ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt Năm Dân vận chính
quyền theo chỉ đạo của cấp trên. Cán bộ, công chức ở xã thực hiện nghiêm túc
các nội dung của văn hóa công vụ theo Đề án Văn hóa công vụ đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018; tiên phong,
gương mẫu trong thực hiện “4 xin, 4 luôn” trong giao tiếp, ứng xử: Xin chào,
Xin lỗi, Xin cảm ơn, Xin phép; Luôn mỉm cười, Luôn nhẹ nhàng, Luôn lắng nghe,
Luôn giúp đỡ. Trong các năm từ
2016-2021 trên địa bàn xã không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn mực đạo
đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức xử lý
kỷ luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí.
2.15. Tiêu chí 19 về quốc phòng và An ninh:
a) Yêu cầu:
- Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt
cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở,
doanh nghiệp
hoặc cá nhân để
đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc
nhiều vấn đề về
quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính
sách, pháp luật,
môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến trật
tự, an toàn xã
hội; các vụ viêc này đã được giải quyêt đúng chính sách, pháp
luật nhưng vẫn tụ
tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm
quyền, vượt cấp
trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy định
về thời hạn khiêu
nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận từ 12
tháng trở lên).
- Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không để xảy
ra vụ án hình sự về
tội phạm quy định
tại các điều 123, 125, 126; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại các
điều 134, 141, 142, 143, 144, 150, 168, 169, 170 của Bộ luật
hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh,
trật tự quy định tại
Thông tư số
23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về
khu dân cư, xã,
phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu
chuẩn “An toàn về
an ninh, trật tự”.
b) Kết quả thực hiện:
- Trong các năm, trên địa bàn xã không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo
dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật. Không để xảy ra các vụ việc lôi kéo, tụ
tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở UBND xã, doanh nghiệp ... để đưa đơn,
thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị
vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường,
quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
- Trên địa bàn Không để xảy
ra trọng án: Không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều
123, 125, 126; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134,
141, 142, 143, 144, 150, 168, 169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017)”.
- Hàng năm, Đảng ủy,
UBND đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo
ANTT năm, trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tập trung chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ đảm bảo ANTT; chủ động phòng ngừa, giải quyết ổn định tình hình, giữ vững
khu dân cư, xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” và tiêu chí 19.2 về “Giữ vững
an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên”; Các bên liên tịch với
Công an: Quân sự, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông
dân, MTTQ, Hội Người cao Tuổi và Ban nhân dân 06 thôn có xây dựng Chương trình
hành động đảm bảo ANTT năm 2020, Chi bộ 06 thôn ban hành Nghị quyết đảm bảo
ANTT năm 2020. Năm 2020 do dịch bệnh covid-19 nên không tổ chức họp dân để triển
khai các văn bản của các cấp về công tác ANTT ra dân nhưng địa phương vẫn tổ chức
triển khai cho các hộ dân ký cam kết đảm bảo ANTT theo Thông tư 23 của Bộ Công
an: Tổng số hộ ký cam kết thực hiện Thông tư 23 là 2.067/2.2247 hộ, đạt tỷ lệ
92,01%.
- Trong năm 2021,
Ban chỉ đạo xã đã tập trung chỉ đạo Công an xã và các bên liên tịch rà soát
đánh giá, củng cố, nhân rộng các mô hình quần chúng bảo vệ ANTQ “như: mô hình
“Hội cựu chiến binh tham gia cảm hóa giáo dục người lầm lõi tại cộng đồng dân
cư; mô hình “Ánh sáng an ninh”, mô hình
“Camera an ninh” phòng chống tội phạm”. Trong năm 2021, Ban chỉ đạo xã đã triển
khai tiếp tục nhân rộng mô hình “Camera an ninh” phòng chống tội phạm vận động
kinh phí xã hội hóa, nhân rộng, lắp đặt thêm camera với tổng kinh phí là
28.000.000 đồng. Đồng thời tiếp tục tham mưu nhân rộng mô hình trong năm 2022.
- Kinh phí đã thực
hiện: 28 triệu đồng (Nhân dân đóng góp).
c) Đánh giá: Đạt so với yêu
cầu của tiêu chí. Ban chỉ đạo phong trào
toàn dân Bảo vệ an ninh tổ quốc và PCTP, TNXH huyện
đã thẩm tra đánh giá đạt trình Công an tỉnh thẩm định tại Báo cáo số184/BC-BCĐ
ngày 08/11/2021.
3. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới:
Xã Vũ
Hòa không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
II. KẾT LUẬN
1. Về
hồ sơ: Hồ
sơ đầy đủ và đúng quy đinh theo Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về
việc ban hành quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét,
công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 2018 – 2020.
2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới:
- Tổng số tiêu chí nông
thôn mới của xã Vũ Hòa đã được UBND huyện thẩm tra, đánh giá đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao tính đến thời điểm thẩm tra là 15/15 tiêu chí, đạt 100 %.
- Đối chiếu với quy định
thì xã Vũ Hòa đủ điều kiện trình UBND tỉnh xét, công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao năm 2021.
3. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới:
Trên địa bàn xã Vũ Hòa không có nợ
đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
III. KIẾN NGHỊ:
Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá hồ sơ để nghị xét,
công nhận xã Vũ Hòa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021, UBND huyện Đức
Linh trình UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh xem
xét, thẩm định và công nhận xã Vũ Hòa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021./-
Nơi nhận: TM. UBND HUYỆN ĐỨC LINH
- UBND tỉnh; CHỦ TỊCH
- BCĐ các CT MTQG Tỉnh;
- Văn phòng ĐP NTM tỉnh;
- TT. Huyện ủy;
- TT. HĐND huyện;
- UBMT TQVN huyện;
- Các Hội đoàn thể huyện;
- Chủ tịch, Phó CT. UBND huyện;;
- Chánh, Phó VP.HĐND&UBND
huyện;
- Thành viên BCĐ NTM huyện;
- UBND các xã;
- Lưu: VT, NN, CV. Thuận. Huỳnh Văn Tỉnh
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA CÁC TIÊU CHÍ |
NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO CỦA XÃ VŨ HÒA, HUYỆN ĐỨC LINH |
(Kèm theo báo cáo số
/BC-UBND ngày /11/2021 của
UBND huyện Đức Linh) |
|
|
|
|
|
|
|
Tên tiêu chí |
Nội dung các
chỉ tiêu nâng cao |
ĐVT |
Chỉ tiêu đạt |
Kết quả thực hiện |
Kết quả tự đánh giá của
xã |
Kết quả thẩm tra của
huyện |
I. NHÓM HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI |
Tiêu chí số 2: Giao thông. |
1.
Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: láng nhựa, bê
tông xi măng, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
27,264/30,523 km tỷ lệ 89,32%. |
Đạt |
Đạt |
2. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa
mưa; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông xi măng thực hiện theo Đề
án tiếp tục phát triển giao thông nông thôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt tại Quyết định 466/QĐ-UBND ngày 19/2/2016. |
% |
100
(85% cứng hóa) |
100% không lầy
lội; cứng hóa 9,230/ 10,639 km,
tỷ lệ 86,76% |
Đạt |
Đạt |
3. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển
hàng hóa thuận tiện quanh năm; cứng hóa mặt đường kết cấu tối thiểu: bê tông
xi măng, cấp phối đá dăm, sỏi đỏ, sỏi đồi và sỏi cuội. |
% |
85 |
10,846/12,546
km tỷ lệ 86,45%. |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 3: Thủy lợi |
1. Tỷ
lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động theo
quy hoạch |
1.1.
Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động. |
% |
≥
85 |
764,48/814,50
ha, tỷ lệ 93,86%. |
Đạt |
|
1.2. Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản
hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ tiêu 2.1.1 khi có diện tích nuôi
trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động. |
% |
≥
85 |
Cấp nước chủ
động 53 ha/60 ha, tỷ lệ 88,33 %. Thoát nước chủ động 52 ha/60 ha, tỷ lệ 86,67
% |
Đạt |
Đạt |
1.3. Tỷ lệ diện tích tiêu thoát nước cho sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. |
% |
≥
85 |
2.573,86/2.586,17 ha, tỷ lệ
99,52 %. |
Đạt |
Đạt |
1.4. Tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố
theo đề án kiên cố hóa kênh mương nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới
(thực hiện theo QĐ số 3151/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung đề án Kiên cố hóa kênh nội đồng các xã xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2020). |
% |
≥
80 |
318/330m, đạt
96,36% |
Đạt |
Đạt |
1.5. Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng cạn chủ
lực được tưới bằng phương pháp tiên tiến tiết kiệm nước |
% |
≥
20 |
21,50 ha/72 ha, đạt 29,86 % |
Đạt |
Đạt |
1.6. Tất cả các công trình thủy lợi trên địa
bàn xã do xã quản lý có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên có hiệu quả. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh
và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ |
2.1.
Tổ chức bộ máy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.2. Nguồn nhân lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.3. Hoạt động phòng, chống thiên tai được
triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2.4. Về cơ sở hạ tầng thiết yếu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa |
1. Xã
có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân tập thể thao phục vụ sinh hoạt
văn hóa, thể thao toàn xã |
|
Tổ
chức hoạt động 02 lần/tháng, thu hút người dân tham gia tối thiểu 40% trở
lên/tổng số dân |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao
cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định |
|
Duy
trùy hoạt động thường xuyên thu hút trẻ em và người cao tuổi tham gia |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 8: Thông tin và Truyền thông |
1. Xã
có dịch vụ viễn thông, Internet. |
1.1.
Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại
hình dịch vụ điện thoại: trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng
viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
6/6
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
1.2. Tỷ lệ thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng ít nhất một trong hai loại hình truy nhập Internet: băng rộng cố định
mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất. |
% |
100 |
6/6
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến
các thôn. |
Tỷ
lệ thôn có hệ thống loa còn hoạt động. |
% |
100 |
6/6
thôn, tỷ lệ 100 % |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý, điều hành. |
3.1.
Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được
trang bị máy tính. |
% |
≥
90 |
100% |
Đạt |
Đạt |
3.2. Sử dụng tất cả các phần mềm ứng dụng: Hệ
thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống
một cửa điện tử; Trang thông tin điện tử hoặc cung cấp đầy đủ thông tin của
xã phục vụ công tác quản lý, điều hành theo quy định và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến của xã trên trang thông tin điện tử của huyện. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3.3. Tỷ lệ thủ tục hành chính một cửa cấp xã
được cập nhật vào phần mềm một cửa điện tử. |
% |
100 |
100% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư |
1.
Nhà tạm, dột nát |
|
Không |
Không
có nhà tạm nhà dột nát |
Đạt |
Đạt |
2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy
định. |
% |
≥
86 |
2.160 căn/2.203 căn, đạt 98,05%. |
Đạt |
Đạt |
II.
NHÓM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT |
Tiêu
chí số 10: Thu nhập |
Thu
nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn |
Năm
2020 |
Triệu
đồng |
49 |
49,43
Triệu đồng |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 11: Hộ nghèo |
Tỷ lệ
hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5% lần trở xuống so với mức quy định đối với vùng
(trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy
định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) |
|
Đạt |
0,89% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu
chí số 12: Lao động có việc làm |
Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất |
1. Xã
có hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012. |
|
Đạt |
Có
HTX được thành lập và hoạt động theo Luật HTX |
Đạt |
Đạt |
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị hàng hoá đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương. |
|
Đạt |
Có
mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm |
Đạt |
Đạt |
3. Xã có thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đối với
cây trồng chủ lực. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
III. NHÓM VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG |
Tiêu chí số 14: Giáo dục và Đào tạo |
1.
Nâng cao trình độ dân trí của người dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở mức độ 3 |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo |
% |
≥
65% |
69,94 % 3.544/5.067 người |
Đạt |
Đạt |
4. Tổng lao động nông thôn trong độ tuổi lao
động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được tuyên truyền,
phố biến cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát
triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp. |
% |
100% |
4.584/4.584
người, tỷ lệ 100% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 15: Y tế |
1. Tỷ
lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế |
% |
≥
90 |
100,73% 8.296/8.236 người |
Đạt |
Đạt |
2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo quyết
định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014) |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
(chiều cao theo tuổi) |
% |
≤
24 |
13,10% |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 16: Văn hóa |
1. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
|
Đạt |
6/6
thôn, đạt 100% |
Đạt |
Đạt |
2. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...
của địa phương được quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Không để xảy ra tình trạng ca hát trong đám,
tiệc, karaoke lưu động, kẹo kéo... sử dụng âm thanh công suất lớn vi phạm an
ninh, trật tự gây bức xúc trong nhân dân và bị người dân phản ánh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực
phẩm |
1. Có
hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 95%
số hộ dân trên địa bàn toàn xã. |
|
Đạt |
Có hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt tập trung |
Đạt |
Đạt |
2. Cảnh quan, không gian nông thôn sáng – xanh – sạch –
đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về
bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tiếp tục duy trì và đảm bảo đạt tiêu chí môi
trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2504/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2017 của Sở
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 17 về môi
trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2017-2020. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. Khu xử lý rác thải tập trung của xã (nếu có), phải được
trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung quanh. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định. |
% |
≥
70 |
85,2% |
Đạt |
Đạt |
IV. NHÓM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ |
Tiêu chí số 18: Hệ thống chính trị và tiếp
cận pháp luật |
1.
Cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, trong đó cán bộ Mặt
trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn theo Quy định số
312-QĐ/TU ngày 10/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt
mức xếp loại cao nhất |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở xã
(bao gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ
tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
4. Tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính tiếp nhận
trong năm được giải quyết đúng hẹn đạt trên 97%. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5. 100% thôn xây dựng và thực hiện hiệu quả
hương ước, quy ước cộng đồng. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
6. Không có cán bộ, công chức vi phạm các chuẩn
mực đạo đức, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến
mức xử lý kỷ luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Tiêu chí số 19: An ninh trật tự |
1.
Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật,
như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc
cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều
vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách,
pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
2. Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không
để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126; tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144,
150, 168, 169, 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
3. Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về
an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của
Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. |
|
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|