Đa Kai: Nỗ lực giảm nghèo bền
vững
Trong những năm qua, xã Đa Kai nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận, số hộ nghèo năm sau đều giảm so với năm trước. Đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt, kết
cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, xây dựng... Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách giảm
nghèo chung, địa phương đã lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư phát triển sản
xuất, khơi dậy tính tự lực đối với người nghèo vươn lên để giảm nghèo bền vững,
Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư cho các đối tượng nghèo ở thôn đặc biệt khó khăn (thôn
11) để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo.
Qua hơn 3 năm thực hiện công tác giảm nghèo, đến thời điểm này xã
Đa Kai đã thực hiện đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và
đạt được những kết quả rất đáng mừng trong công tác giảm nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ
hộ nghèo đầu năm 2016 là 8,54% (195 hộ); đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm còn 4,43% (104 hộ) bình quân giảm 4,11%/năm. Đặc biệt, năm 2019 giảm 35 hộ
nghèo, cuối năm 2019 còn 69 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,93%. Bên cạnh đó kết hợp với các chính sách về an sinh xã
hội, như: hỗ trợ tiền điện, vay vốn giải quyết việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, cấp thẻ bảo hiểm y tế, ưu đãi
giáo dục, miễn giảm thuế, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ về nhà ở…tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2018 gần 1,6 tỷ đồng.
Nhìn
chung các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được cấp ủy Đảng, chính quyền quan
tâm chỉ đạo, thực hiện một cách công khai, dân chủ, đúng đối tượng, theo nhu
cầu, nguyện vọng của người dân. Được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.
Nguồn vốn của các chính sách về giảm nghèo cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời đảm
bảo 100% các đối tượng đều được thụ hưởng.
Chương trình 135 giảm nghèo
bền vững nhằm đưa ra các giải pháp tăng năng suất và giá trị hiệu quả cây sầu
riêng, cây bơ kết hợp với tiềm năng du lịch sinh thái ở Khu du lịch sinh thái Thác
Ba Tầng tại thôn 11 tạo nên hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp
là đào tạo nghề trồng và khai thác cây điều, cây cao su, mô hình liên kết đan
giỏ lục bình tại thôn 8, các cơ sở may gia đình có chiều hướng tăng, giải quyết
việc làm rất nhiều lao động nhàn rỗi trong nhân dân.
Trên cơ sở đó, Đảng ủy đã ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XI,
nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm về thực hiện Chương trình
Giảm nghèo bền vững, Nghị quyết chuyên đề về thực hiện Chương trình giảm nghèo
bền vững. Hội đồng nhân dân xã ban hành 4 Nghị quyết về thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. UBND xã và các ban ngành đã ban hành
nhiều văn bản để tổ chức thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn xã.
Tuy vậy, để thực hiện tốt hơn nữa về mục
tiêu giảm nghèo bền vững thì vẫn còn nhiều thách thức: Hộ nghèo ngày càng tập
trung nhiều ở các thôn như 4,5,6,7,8. Để góp phần thực hiện giảm nghèo đa chiều
bền vững trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền một
cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức về mô hình, cơ chế và các
chính sách giảm nghèo. Đồng thời, cần tạo sự đồng tâm và đồng lòng của cấp ủy,
chính quyền và nhân dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, hạn chế tái nghèo qua các năm, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ở
địa phương.
Dương
Thị Hương