31/10/2023
Thoát nghèo từ chăn nuôi dê
Mô
hình nuôi dê của gia đình anh Nguyễn Hoài Đức ở thôn 9, xã Đức Tín, được thực
hiện rất khoa học. Nhiều chuồng nhỏ được làm bằng cây dựng ngay trong khu vườn
để nuôi nhốt từng loại dê có tháng tuổi khác nhau và có chế độ chăm sóc riêng.
Từ mô hình nuôi dê đã giúp gia đình anh thoát nghèo, kinh tế ổn định, có điều
kiện nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, anh
đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả.
Sinh ra và
lớn lên trong một gia đình nông dân, quanh năm làm rẫy mà vẫn chẳng đủ ăn. Năm
2000 anh Đức chỉ có vỏn vẹn 4 con dê nái, Anh đã mạnh dạn làm hồ sơ vay 10
triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để mua thêm dê nái
về nuôi phát triển đàn. Chỉ hơn 1 năm sau đàn dê nhanh chóng thích nghi với
vùng đất cũng như khí hậu ở địa phương đã sinh thêm gần 20 con không những giúp
anh thu hồi được vốn mà còn lãi trong việc chăn nuôi dê. Thấy nuôi dê theo mô
hình nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Đức mạnh dạn vay thêm vốn
để mở rộng thêm chuồng phát triển đàn dê.
Nhờ tinh thần chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn
nuôi dê để áp dụng vào mô hình nên có thời điểm đàn dê của gia đình anh lên đến
500 trăm con. Hiện nay anh vẫn duy trì đàn dê với số lượng hơn 500 con. Anh Đức
cho biết: "Nuôi dê nhàn hơn và lãi gấp nhiều lần so với nuôi lợn, thức ăn
cho dê lại đơn giản chủ yếu là lá cây, cỏ tự nhiên. Để cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng cho dê về mùa nắng, tôi thường bổ sung lượng thức ăn tinh như bột
cám, ngô, đồng thời cho dê uống thêm nước muối loãng để phòng bệnh". Do
nắm chắc kỹ thuật nuôi mà đàn dê của gia đình anh chưa bao giờ mắc bệnh. Bình
quân mỗi năm, mô hình nuôi dê cho anh thu nhập hơn 100 triệu đồng đã trừ chi
phí.
Từ hiệu quả của mô hình, nhiều nông dân trong vùng tìm đến
học tập, làm theo, anh Đức luôn sẵn sàng chia sẻ cách chăm sóc, phát triển đàn
dê.
Lê Quang
Hiếu